Sẽ có nhiều lúc các bạn cần kiểm tra lại thông tin về cấu hình của mẫu laptop mà mình đang sử dụng với nhiều mục đích như kiểm tra để nâng cấp, lắp các thiết bị ngoại vi hay mua máy tính cũ. Nhưng các bạn lại không biết xem như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể kiểm tra cấu hình máy tính một cách đơn giản nhất.
Lý do cần xem thông tin cấu hình laptop
Lý do cần xem thông tin cấu hình laptop
Có nhiều trường hợp các bạn cần kiểm tra thông tin của các cấu hình bên trong laptop nói riêng và
máy tính văn phòng cũ nói chung. Trong những tình huống dưới đây thì các bạn cần phải check thử:
- Khi bạn mới mua laptop, nhất là khi mua máy cũ để biết được những thông tin từ người bán có chính xác không để kiểm tra chất lượng của máy. Nếu như máy tính có vấn đề thì các bạn có thể trao đổi lại và tránh thiệt thòi cho bản thân.
- Khi muốn nâng cấp để sử dụng những ứng dụng hay game mới hay đơn giản là muốn tăng hiệu suất cho laptop. Biết được các thông số hiện tại thì việc nâng cấp sẽ dễ dàng và chính xác hơn.
- Khi muốn kiểm tra xem máy tính có đang hoạt động tốt không, nhất là khi thấy có những dấu hiệu bất thường như giật, lag. Việc này có thể sẽ giúp bạn có nên nâng cấp laptop hay không.
Kiểm tra cấu hình laptop đơn giản và nhanh chóng nhất
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties
Đây là một phương pháp kiểm tra vô cùng nhanh gọn và có thể xem các thông tin cả laptop Win 10 và Win 7, Win 8. Các bạn chỉ cần bấm chuột phải vào This PC hay My Computer ngoài màn hình desktop và chọn Properties. Hệ thống cũng sẽ tự động hiện ra những thông tin về cấu hình laptop gồm: hệ điều hành, RAM, CPU, tình trạng của Windows, hệ thống, tên người dùng, tên máy tính, …
Cách xem thông tin laptop này sẽ mang đến cho người dùng các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống
máy tính cũ gồm phiên bản Windows, dung lượng bộ nhớ, bộ xử lý. Nếu như đơn giản các bạn muốn biết cách để kiểm tra Win máy tính, RAM,… thì xem ở đây đã đủ rồi.
- Bước 1: Vào Start > chọn Settings > chọn System
- Bước 2: Tìm trong thanh công cụ bên trái và bấm chọn mục About.
Hệ thống sẽ tự hiện ra những thông tin là tên máy, loại máy, bộ xử lý, RAM, hệ thống, hỗ trợ bút cảm ứng. Nếu như các muốn đọc thông tin chi tiết về phần mềm thì cần đọc thông số kỹ thuật của Windows.
Xem thông tin về cấu hình laptop bằng lệnh dxdiag
Xem thông tin về cấu hình laptop bằng lệnh dxdiag
Dxdiag là câu lệnh của Windows đã được tích hợp từ lâu và đến nay vẫn có tác dụng. Nó cũng sẽ trả về kết quả những thông tin tương tự như Computer Properties nhưng sẽ rộng hơn. Cụ thể là thông tin về màn hình và âm thanh, thiết bị hỗ trợ. Để thực hiện, các bạn chỉ việc mở ô Run bằng tổ hợp phím Windows + R. Sau đó gõ ‘dxdiag’ vào chỗ trống và bấm Enter.
>>> Xem thêm: Dịch vụ thu mua laptop cũ
Kiểm tra cấu hình laptop bằng lệnh msinfo32
Lệnh msinfo32 cũng là lệnh thực hiện trong mục Run tương tự như trên. Nhưng đây là lệnh khá mới, chỉ xuất hiện trong hệ điều hành mới. Ngoài những thông tin tương tự như 2 cách trên, lệnh này còn mang đến nhiều thông tin hơn nữa. Cụ thể những thông số sau:
- Hệ điều hành
- Phiên bản Windows 32bit hay 64bit
- CPU
- RAM
- Thông tin chi tiết về phần cứng, phần mềm và thành phần khác
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Windows PowerShell
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Windows PowerShell
Nếu như các bạn đang thắc mắc có thể xem thông tin laptop ở đâu đầy đủ, chi tiết hơn những cách trên thì PowerShell là giải pháp mà không cần sử dụng phần mềm ngoài. PowerShell là lệnh của riêng Microsoft và mặc định trong sản phẩm dùng hệ điều hành của hãng.
- Bước 1: Trong thanh tìm kiếm Start, gõ powershell, chọn Run as administrator
- Bước 2: Nhập lệnh Get-ComputerInfo, bấm Enter. Hệ thống sẽ trả kết quả là các thông tin của máy tính.
Kiểm tra cấu hình laptop bằng phần mềm CPU-Z
Kiểm tra cấu hình laptop bằng phần mềm CPU-Z
Cả 4 cách gợi ý trên đều là mặc định cài sẵn trên hệ thống, rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng nếu như bạn có nhu cầu kiểm tra thông số chi tiết, cụ thể, đầy đủ, nhất là phần cứng thì chúng sẽ không thể đáp ứng. Lúc này, các bạn cần tải phần mềm của bên thứ 3 như CPU-Z.
Đây là phần mềm miễn phí và an toàn. CPU-Z có thể kiểm tra được các thông tin về cấu hình máy tính. Cụ thể:
- Hệ điều hành
- CPU: tên CPU, số nhân, số luồng,…
- Bộ nhớ đệm Caches
- Bo mạch chủ Mainboard
- Bộ nhớ RAM: Các dữ liệu này sẽ vô cùng hữu ích khi mua RAM để nâng cấp máy.
- Card đồ họa Graphics: liệt kê những card đang có card onboard và card rời). Đồng thời khi bấm vào hệ thống sẽ hiện thông số của mỗi card.
- Kiểm tra sức khỏe của cả bộ xử lý khi chạy ở nhiều chế độ
Trên đây là những cách để kiểm tra cấu hình laptop đơn giản nhất. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi thì các bạn cũng sẽ có thể kiểm tra được laptop của mình một cách chi tiết nhất.
>>> Bài viết liên quan: 4 mẫu laptop cấu hình cao phù hợp với các nhu cầu sử dụng