Nếu như bạn đã sử dụng hết những phần mềm tối ưu máy tính mà vẫn không thể nâng cao được hiệu suất máy tính thì bạn nên nghĩ đến việc nâng cấp phần cứng. Thực tế chính là như vậy, dù sao thì phần mềm để tối ưu cũng chỉ giúp được được phần nào mà thôi, còn nó vẫn phải phụ thuộc nhiều vào cấu hình máy tính. Bài viết dưới đây của
máy tính An Phát sẽ chia sẻ cho bạn
những bí quyết để nâng cấp phần cứng máy tính.
>>> Xem thêm: Bí quyết nâng cấp máy tính cũ của bạn
Bí quyết nâng cấp phần cứng máy tính của bạn
Khi nhắc đến phần cứng thường chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến những linh kiện quan trọng như Chíp (bộ vi xử lý), Ram, Card màn hình (GPU), ổ cứng. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét từng linh kiện:
1. Nâng cấp Ram
Nâng cấp Ram
Ram là thiết bị phần cứng rất quan trọng và có thể ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất máy tính. Ưu điểm chính là giá rẻ nhất trong những linh kiện phần cứng ở trên và nâng cấp Ram cũng đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Bạn có thể mua Ram mới để nâng cấp cho máy tính, hoặc lắp thêm một thanh Ram vào máy tính cũng được.
2. Nâng cấp Card đồ họa (GPU)
Nâng cấp Card đồ họa (GPU)
Chúng ta sẽ xem xét đến Card đồ họa máy tính. Nếu như bạn mua máy tính từ năm 2014 đến nay thì card Onboard cũng sẽ đủ dùng cho những người sử dụng cơ bản rồi.
Còn nếu như bạn phải làm việc với những phần mềm như Photoshop, đồ họa, 3D... hoặc dùng để chơi game khủng thì bạn phải dùng thêm card rời để có thể tăng tốc độ cho máy tính.
>>> Thông tin liên quan: Mẹo nâng cấp phần cứng máy tính đồ họa hiệu quả
Vậy cần lưu ý gì khi nâng cấp card đồ họa cho máy tính?
Không phải bạn cứ lắp Card đồ họa khủng vào máy tính là chúng sẽ hoạt động tốt mà nó sẽ phụ thuộc nhiều vào những linh kiện khác trên máy tính của bạn.
Nếu như bạn chọn Card đồ họa mạnh thì tốc độ xử lý của GPU sẽ nhanh là điều chắc chắn nhưng CPU (khi chưa nâng cấp) sẽ không theo kịp tốc độ xử lý của GPU và GPU phải dừng lại để chờ CPU xử lý xong thì mới có thể tiếp tục hoạt động được.
Và nếu như Card màn hình yếu thì GPU cũng sẽ không theo được tốc độ của CPU và CPU lại phải đứng lại chờ thì sẽ dẫn tới hiện tượng “nghẽn cổ chai”.
Trên Card đồ họa có 2 thành phần quan trọng nhất có thể quyết định đến tốc độ xử lý đó là:
- Core còn gọi là nhân xử lý đồ họa, có nhiệm vụ như CPU trên main máy tính còn được ví như bộ não của con người.
- Ram tích hợp trên Card đồ họa.
Tốc độ xử lý của Card đồ họa hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng xử lý của Core và truyền tải dữ liệu của Ram. Tốc độ xử lý của Ram lại phụ thuộc vào từng loại Ram (GDDR2, GDDR3) và băng thông Ram (chỉ số 64-bit, 128-bit hay 256-bit trên card đồ họa).
Tốc độ truyền tải không phải phụ thuộc vào loại Ram, vì vậy mà không phải Card đồ họa nào dùng Ram GDDR5 cũng có tốc độ hơn Ram GDDR3 đâu. Vì dù tốc độ xử lý của Ram GDDR5 nhanh nhưng băng thông cho Card đồ họa đó thấp thì tốc độ truy xuất dữ liệu không thể nào cao được.
Và một chú ý nữa là khi quyết định gắn thêm Card rời cho máy tính thì cần lưu ý đến nguồn của máy tính, vì điện năng tiêu thụ của Card đồ họa lớn hơn nhiều so với những linh kiện khác trên máy tính.
Vì vậy nếu như lắp thêm Card đồ họa thì máy tính có khả năng là phải nâng cấp nguồn, vì nếu nguồn yếu thì máy tính không thể hoạt động được, hoặc hoạt động được cũng chập chờn và không ổn định.
>>> Bạn nên biết: Địa chỉ thu mua máy tính cũ giá cao
3. Nâng cấp ổ cứng máy tính
Nâng cấp ổ cứng máy tính
Ổ cứng phổ biến hiện nay mà chúng ta vẫn sử dụng là ổ cứng HDD. Nếu như ổ cứng đang Full rồi thì bạn nên nâng cấp ổ cứng cho máy tính ngay.
Chú ý quan trọng nữa là phân vùng ổ cứng chứa hệ điều hành tốt nhất nên để trống khoảng 10GB để nó hoạt động trơn tru và ổn định hơn.
Khi nâng cấp ổ cứng thì cần lưu ý đến chuẩn giao tiếp và tốc độ quay của đĩa cứng ( ổ HDD). Nâng cấp ổ cứng giúp máy tính có thể cải thiện tốc độ xử lý dữ liệu rất nhiều, nếu như bạn có điều kiện thì nên mua ổ cứng SSD khoảng 64GB hay 128GB để làm ổ cứng chứa hệ điều hành.
Những giá của ổ SSD khá đắt, nếu như bạn mua ổ 128GB thì khoảng 1 triệu 500 nghìn. Việc nâng cấp lên ổ cứng SSD sẽ giúp máy tính cải thiện đáng kể vì tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng SSD rất nhanh. Và các bạn vẫn sử dụng ổ cứng cũ để lưu trữ dữ liệu thì đây là cách khá toàn vẹn
4. Nâng cấp Chip (Bộ vi xử lý)
Nâng cấp Chip (Bộ vi xử lý)
CPU là bộ vi xử lý trung tâm, được ví như bộ não của con người. Việc nâng cấp CPU chính là giải pháp cuối cùng và là quyết định gian nan nhất vì nó phức tạp và khá là đắt.
Việc nâng cấp chip nếu không tương thích với mainboard máy tính thì có khi bạn phải thay luôn cả Mainboard, nâng cấp thêm Ram và cập nhật bản BIOS mới thì mới có thể hoạt động được.
Vì vậy mà nên cân nhắc kỹ trước khi nâng cấp Chip (CPU) cho máy tính.
Trên đây là những hướng dẫn của
máy tính An Phát dành cho các bạn để nâng cấp phần cứng phù hợp với máy tính. Đó là các yếu tố cơ bản bạn cần nắm trước khi quyết định nâng cấp cho máy tính. Hy vọng là với những thông tin trên đây thì các bạn đã có thể xử lý tốt được việc nâng cấp những phần cứng cho máy tính của mình.
>>> Bài viết liên quan: 7 công nghệ phổ biến trên màn hình máy tính hiện nay