Máy Tính An Phát
25/09/2020

4 hiểu lầm về Ram mà nhiều người dùng đang mắc phải

Ram là một trong những linh kiện quan trọng của máy tính bên cạnh bộ vi xử lý (CPU) và xử lý đồ họa (GPU). Ram có vai trò cung cấp thông tin càng nhanh càng tốt. Có thể hiểu đơn giản là khi chương trình hay ứng dụng khởi chạy thì thông tin của nó được lưu trữ trên bộ nhớ Ram để cho CPU, GPU lấy thông tin và xử lý. Sử dụng Ram nhưng nhiều người vẫn có những hiểu lầm khiến hiệu năng không đạt được tối đa. Hãy cùng khám phá về Ram với máy tính An Phát để có thể tránh khỏi những hiểu lầm không đáng có dưới đây!

Không được dùng 2 thanh Ram khác dung lượng

4 hiểu lầm về Ram mà nhiều người dùng đang mắc phải
Không nên dùng 2 thanh Ram khác dụng lượng là sai lầm

Trong trường hợp này, máy tính An Phát khẳng định hoàn toàn có thể lắp 2 thanh Ram khác hãng/ dung lượng.
Thường thì, bo mạch chủ trên máy tính bàn hay máy tính xách tay đều được trang bị 2 khe cắm Ram trở nên. Nghĩa là nếu bạn có nhu cầu thì hoàn toàn có thể nâng cấp bằng cách mua thêm Ram nữa nếu có nhu cầu sử dụng cao.

Thực tế thì khi bạn gắn 2 thanh Ram cùng hãng và dung lượng sẽ được khuyến khích bởi vì đồng bộ về chất lượng thì hiệu năng cũng được nâng cao. Và ngược lại, khi cắm 2 thanh khác dung lượng mà vẫn muốn tối ưu với nhau thì cần điện áp và bộ điều khiển tương ứng để có thể hòa hợp với nhau. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải lắp 2 thanh cùng hãng/ dung lượng.

Nguyên tắc nâng cấp Ram phải cùng hãng và dung lượng vô hình chung đã biến thành định luật khiến người dùng tưởng rằng không thể cắm được 2 thanh Ram khác dung lượng. Ví dụ bạn đang dùng một thanh Ram 4GB và muốn nâng thêm thanh 8GB nữa nhưng sợ không nâng được vì không cùng dung lượng.

Nhưng đó cũng không phải lý do khiến bạn không cắm được 2 thanh khác dung lượng. Ví dụ ban đầu bạn có một thanh Ram 4GB, bạn cảm thấy không đủ nhưng lại không đủ chi phí để nâng cấp lên hẳn 16GB nên bạn chỉ mua thanh 8GB để sử dụng chung với thanh 4GB.

Đối với thanh Ram không cùng tốc độ và độ trễ thì nó cũng tương tự như thế. Máy tính sẽ xác nhận tốc độ/ độ trễ của thanh Ram thấp nhất và áp dụng cho cả 2 thanh.

>>> Xem thêm: Những hiểu lầm về bộ máy tính chơi game khủng mà người dùng đang mắc phải

Không nên nâng cấp Ram


4 hiểu lầm về Ram mà nhiều người dùng đang mắc phải
Nâng cấp Ram là công việc cần thiết để nâng cao hiệu suất máy tính

Có thể điều này không còn lạ lẫm với các lời khuyên từ các “anh hùng bàn phím” trên diễn đàn công nghệ. Có thể dung lượng Ram bạn đang dùng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của phần mềm cơ bản. Nhưng nó lại không đồng nghĩa với việc bạn muốn chạy các ứng dụng đó nhanh hơn với dung lượng Ram lớn hơn.

Đối với nhà sản xuất, họ sẽ lập trình chương trình của họ tiêu tốn một dung lượng Ram nhất định. Khi bạn nâng cấp Ram thì ứng dụng sẽ lại tiêu tốn nhiều dung lượng hơn.

Nếu trường hợp bạn thấy máy tính sử dụng khoảng 60% Ram thì không đồng nghĩa với việc bạn không cần nâng cấp thêm Ram. Bởi tác vụ chạy hiện tại yêu cầu 60% là bởi nó để chỗ Ram phòng cho các trường hợp mở tác vụ hay ứng dụng sau đó.

Ram quan trọng nhất là dung lượng


4 hiểu lầm về Ram mà nhiều người dùng đang mắc phải
Dung lượng Ram không phải là điều quan trọng nhất

Dung lượng Ram rất quan trọng nhưng không phải tất cả. Bởi yếu tố quyết định hiệu năng của thanh Ram là tốc độ và tần số. Giống như CPU, Ram cũng có xung nhịp. Xung nhịp cao thì nhiều dữ liệu sẽ được truyền đi trong một giây.

Tần số này bạn thường thấy trong mô tả sản phẩm của Ram. Mỗi số liệu được đo lường trong thí nghiệm và thực tế đem tới người dùng con số chính xác nhất. Tần số Ram thường dao động khoảng 2666MHz, 3000MHz hoặc 32000MHz.

Việc chọn xung nhịp Ram phù hợp với bo mạch chủ là yếu tố quyết định tốc độ Ram. Nếu Ram có xung nhịp 2666MHz mà bo mạch chủ lại hỗ trợ 1333MHz thì thanh Ram đó không thể chạy với tốc độ 2666MHz được.
Các bạn không thấy được sự khác nhau giữa Ram 8Gb và 15GB.

Nhưng bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt của 2 thanh Ram 8GB khi 1 thanh Ram có xung nhịp cao hơn. Nhưng nó cũng phụ thuộc vào tác vụ mà bạn thao tác.

>>> Thông tin liên quan: Địa chỉ uy tín thu mua máy tính cũ giá cao

Muốn Ram nhanh hơn thì phải để trống nhiều hơn


4 hiểu lầm về Ram mà nhiều người dùng đang mắc phải
Không phải cứ muốn nhanh là để trống nhiều Ram

Đây là một sai lầm mà 80% người sử dụng hay mắc phải. Không chỉ ở máy tính mà bất kỳ thiết bị công nghệ nào khác như smartphone, ipad,.. từ đó mà có rất nhiều ứng dụng ăn theo để đáp ứng nhu cầu giải phóng bộ nhớ làm cho máy chạy nhanh hơn như: CC cleaner, RAM Cleanup,....

Điều này không hề có ý nghĩa để cải thiện tốc độ của Ram, thậm chí nó còn làm chậm hệ thống. Nguyên nhân là nhiệm vụ của Ram là được lấp đầy, những phần mềm và hệ điều hành nên sử dụng tối đa nó, phần Ram thừa ra không dùng tới nghĩa là lãng phí Ram.

Lý do rất thuyết phục để bạn bớt lầm tưởng về Ram chính là phần mềm dọn sạch Ram có thể xóa những dữ liệu tính toán được lưu trữ sẵn trong Ram để xử lý dữ liệu nhanh hơn.

Đến lúc bạn cần dùng, Ram phải nạp lại dữ liệu đó nên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, cách đơn giản nếu bạn muốn Ram quá đầy là hãy tắt những ứng dụng mà bạn chưa dùng tới. Vừa giúp giảm dung lượng Ram vừa giúp máy tính hoạt động êm ái, mượt mà hơn.

Trên đây, máy tính An Phát đã chia sẻ cho bạn những hiểu lầm về Ram mà nhiều người sử dụng Ram đang mắc phải. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn chính xác về Ram để có thể sử dụng Ram một cách hiệu quả nhất. Nếu thấy bài viết của chúng tôi hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

>>> Bài viết liên quan: 5 lỗi thường gặp đối với bàn phím máy tính và giải pháp khắc phục

 
Các tin tức khác
Máy Tính An Phát