Trong quá trình sử dụng bạn đã gặp bao nhiêu lỗi của Windows? Sẽ rất khó chịu khi nhìn thấy thông báo lỗi vì phần thông báo thường không rõ ràng và không thể cung cấp cách khắc phục cụ thể. Mỗi khi một phiên bản Windows mới thì chúng thường đi kèm với lỗi cụ thể.. Bài viết dưới đây của
máy tính An Phát sẽ tổng hợp
5 lỗi của máy tính Windows phổ biến nhất và cách để khắc phục chúng. Và khi hệ thống Windows thông báo cho bạn “contact your system administrator”, bạn sẽ có thể giải quyết được 5 lỗi phổ biến này.
Danh mục có thể bạn quan tâm:
Trước khi khắc phục sự cố cần khởi động lại máy tính
Trong quá trình sử dụng bạn đã gặp bao nhiêu lỗi của Windows? Sẽ rất khó chịu khi nhìn thấy thông báo lỗi vì phần thông báo thường không rõ ràng và không thể cung cấp cách khắc phục cụ thể. Mỗi khi một phiên bản Windows mới thì chúng thường đi kèm với lỗi cụ thể. Bài viết dưới đây của máy tính An Phát sẽ tổng hợp 5 lỗi của máy tính Windows phổ biến nhất và cách để khắc phục chúng. Và khi hệ thống Windows thông báo cho bạn “contact your system administrator”, bạn sẽ có thể giải quyết được 5 lỗi phổ biến này.
1. Lỗi Windows Update 0x80070057
Lỗi Windows updates 0x80070057
Có khi người dùng sẽ gặp được mã lỗi Windows cụ thể, nhưng dù sao thì mã lỗi không giúp ích được nhiều. Mỗi lỗi xuất hiện thì sẽ có mã lỗi khác nhau, vì thế nên rất khó để tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi. Nhưng mã lỗi mà mọi người dùng Windows đều biết là: 0x80070057, xuất hiện từ Windows XP và thường xảy ra vấn đề với Windows Update.
Cách sửa lỗi 0x80070057
Lỗi này xuất hiện khi bản sao lưu hay khi cài đặt Windows không thành công, hoặc Windows Update từ chối cài đặt một bản cập nhật. Giải pháp ở đây là đổi tên thư mục SoftwareDistribution, chỉnh sửa một số tệp Registry và thay thế các tệp bị hỏng.
2. Lỗi DLL
Lỗi DLL
DLL là từ viết tắt của Dynamic Link Library (thư viện liên kết động), là tệp chia sẻ nhiều chương trình sử dụng để thực hiện một số hành động. File này có sẵn trên hệ thống Windows để phần mềm không phải tự tạo ra phương thức của riêng mình, ví dụ như in trang thử nghiệm. Với các phần mềm máy in, khi nào bạn bấm vào Print Test Page, nó sẽ sử dụng cách thức Windows mặc định.
Khi người dùng mở một chương trình nào đó có một thông báo “The program can’t start because XYZ.dll is missing from your computer”. Khi gặp lỗi này thì nhiều người sẽ tìm kiếm file DLL trên website và tải chúng về, nhưng phương pháp này không phải ý tưởng hay và có lý do mà người dùng không nên tải file DLL từ web.
Người dùng cần tự kiểm tra cập nhật driver, thay vì sử dụng những tiện ích cập nhật rất phức tạp, việc tải tệp DLL từ web sẽ có thể gây ra nhiều sự cố hơn so với những bản sửa lỗi. Ngoài ra, nếu thay thế file DLL sẽ có thể khiến chương trình tạo ra các lỗi DLL khác.
3. Lỗi chứng chỉ bảo mật
Lỗi chứng chỉ bảo mật
Chứng chỉ bảo mật là trung tâm giữ kết nối cho người dùng an toàn với những trang web. Những chủ sở hữu web sử dụng kết nối HTTPS an toàn thì phải thanh toán cho những nhà cung cấp chứng thực số với bên thứ ba như GoDaddy hoặc Norton để có thể có được chứng chỉ hợp lệ.
Trình duyệt sẽ giữ danh sách những CA hợp pháp mà nó thực sự tin tưởng. Khi truy cập vào web an toàn và có chứng chỉ bảo mật, người dùng sẽ không phải gặp vấn đề nào. Nhưng ngược lại, người dùng sẽ có thể thấy lỗi về web không an toàn.
Nhưng cũng đôi khi lỗi này xuất hiện khi admin web quên gia hạn chứng chỉ hoặc có kẻ nào đó xâm nhập vào web, chứng chỉ không kiểm tra để trình duyệt cảnh báo người dùng là nó không an toàn. Trong những trường hợp như vậy, người dùng nên cẩn trọng khi truy cập vào web.
Cách sửa lỗi chứng chỉ
Nguyên nhân phổ biến của lỗi này là đồng hồ máy tính bị tắt hoặc hiển thị không đúng thời gian, vì chứng chỉ có ngày bắt đầu và kết thúc cụ thể. Ví dụ, máy tính hệ thống hiển thị năm 2005 và không có chứng chỉ hợp lệ vào thời gian đó và tạo ra lỗi chứng chỉ bảo mật. Và cách tốt nhất là để Windows tự động đặt thời gian.
Sau khi đã chỉnh sửa thời gian nên khởi động lại máy tính. Nếu thời gian hiển thị vẫn bị sai sau khi khởi động lại thì có thể pin CMOS bo mạch chủ đã hết. Đây là pin đồng hồ trên máy tính, cho phép máy tính cập nhật thời gian khi đã tắt máy. Người dùng tốt nhất là nên thay pin nhưng còn phụ thuộc vào từng máy tính và cách thay pin khác nhau. Nên tìm hiểu trên Google để biết cách thay pin cho máy tính của mình. Nhưng việc thay pin này không hề dễ dàng và nên cẩn thận khi thực hiện.
Nếu thời gian hiển thị đúng mà bạn vẫn thường gặp phải lỗi này thì hãy kiểm tra cập nhật trình duyệt, chạy những phần mềm diệt virus và phần mềm độc hại.
4. Lõi màn hình xanh
Lỗi màn hình xanh
Lỗi màn hình xanh được gọi là BSoD, là lỗi Windows phổ biến nhất trong các lỗi trong danh sách này. Lỗi này xảy ra khi Windows có vấn đề mà không thể sửa được và bắt buộc phải tắt máy, xuất hiện thông báo lỗi với màu xanh dương trên màn hình.
Lỗi này có dữ liệu kỹ thuật mà mọi người không thể giải mã được, Microsoft đã cải tiến lại lỗi màn hình xanh thành dạng đơn giản hơn cho Windows 8 trở lên. Bây giờ đã có thông báo lỗi Your PC ran into a problem đơn giản và mã lỗi kèm theo.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi màn hình xanh này mà không thể phân tích được hết. Một lưu ý là bạn không phải quá lo lắng khi xuất hiện màn hình xanh, có đôi khi Windows gặp vấn đề lạ và nó sẽ truy cập màn hình xanh. Người dùng Windows cũng chỉ nên quan tâm đến lỗi màn hình xanh.
Những mã màn hình xanh phổ biến
Dưới đây là mã lỗi màn hình xanh phổ biến. Nếu gặp mã lỗi cụ thể không có trong danh sách thì nên tìm kiếm trên Google để biết thêm thông tin. Nếu không nhớ được mã lỗi, bạn nên sử dụng BlueScreenView để xem bản tóm tắt thông tin Windows khi nó bị treo. Bug Check String là mã lỗi liên quan.
DRIVER_IRQL_NOT_LESS_OR_EQUAL: do driver, nên kiểm tra cập nhật driver và đặc biệt là driver mới cài đặt.
PAGE_FAULT_IN_NONPAGED_AREA: thường xảy ra khi thêm phần cứng mới vào hệ thống. Xem xét lại phần cứng vừa cài đặt và cài đặt lại driver của nó. Nguyên nhân khác của lỗi như Ram bị lỗi, dịch vụ hệ thống bị lỗi.
NTFS_FILE_SYSTEM: do ổ cứng bị lỗi. Nên kiểm tra cáp kết nối với ổ đĩa để đảm bảo cáp nối không bị lỏng. Chạy lệnh Check Disk: kích chuột phải vào Start chọn Command Prompt > gõ chkdsk /r /f. Cần phải khởi động lại hệ thống để quét. Hãy chắc chắn bạn đã sao lưu dữ liệu trong khi xảy ra sự cố.
DATA BUS ERROR: thường do Ram gây ra. Cần kiểm tra để đảm bảo Ram hệ thống tương thích với bo mạch chủ và không bị lỗi.
MACHINE_CHECK_EXCEPTION: thường gây ra do CPU hoặc nguồn điện.
INACCESSIBLE_BOOT_DEVICE: xảy ra khi Windows không thể đọc thiết bị cứng mà hệ thống khởi động, nguyên nhân do driver, ổ cứng chết hoặc virus boot.
HAL_INITIALIZATION_FAILED: Do phần cứng hoặc driver.
5. Lỗi truy cập thư mục và bị từ chối
Lỗi truy cập thư mục bị từ chối
Khi bạn muốn mở thư mục nhất định, Windows sẽ thông báo “Folder is not accessible. Access is denied”. Nếu bạn là quản trị viên máy tính, bạn cần nhanh chóng khắc phục lỗi này và cho Windows biết bạn mới là chủ sở hữu. Nếu bạn đang sử dụng tài khoản chuẩn, thì sẽ không thể xem thư mục hệ thống được bảo vệ và tệp của người khác. Hãy liên hệ với người phụ trách máy tính hoặc đăng nhập vào tài khoản quản trị viên để có thể truy cập vào các thư mục này.
Với cách khắc phục lỗi của máy tính Windows như trên thì chắc chắn là bạn đã có thể tự giải quyết được những lỗi cơ bản hay gặp phải khi đang sử dụng máy tính. Còn nếu bạn gặp những lỗi thực sự nghiêm trọng thì hãy mang máy tính đến trung tâm sửa chữa máy tính An Phát để nhận được sự trợ giúp cũng như tư vấn nhiệt tình và hiệu quả nhất.
>>> Bài viết liên quan: Tại sao cục sạc lại nóng trong khi máy tính đang hoạt động?