Khi bạn vừa mua một chiếc máy tính mới, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất háo hức. Những gì bạn muốn làm ngay bây giờ chính là tải những trò chơi hay phần mềm yêu thích. Nhưng sau khi những cảm giác hào hứng đã bớt đi một chút thì bạn cần ngồi lại và thực hiện những điều sau để máy tính của bạn mạnh mẽ và bền bỉ theo thời gian. Bài viết dưới đây
maytinhanphat.vn sẽ chia sẻ cho bạn 7 điều cần làm sau khi bạn tự build hay mua máy tính mới.
>>> Xem thêm: Những điều cần làm sau khi bạn tự build máy tính để bàn văn phòng
1. Kiểm tra cập nhật BIOS
Kiểm tra cập nhật BIOS
Bios là một thứ rất đáng sợ nếu bạn là người mới sử dụng, nhưng nếu đã quen rồi thì bạn sẽ thấy nó bình thường. Không nhất thiết là lúc có bản Bios mới bạn cần phải cập nhật ngay. Nhưng bạn cũng nên làm vậy vì mỗi bản Bios mới là một trong những cải tiến nhỏ về độ ổn định và khả năng tương thích. Và biết đâu bạn còn nâng cấp phần cứng hơn nữa thì sao ?
2. Cập nhật Windows
Cập nhật Windows
Cập nhật Windows sẽ rất khó chịu và không mấy người thích điều này. Nhưng nó là việc cần thiết. Một máy tính mà Windows không được cập nhật là miếng mồi béo bở cho hacker. Đừng vì mấy tiếng chờ Windows cập nhật mà bạn sẽ phải mất đi tài khoản game, ngân hàng hay bị lỗi vặt làm giảm hiệu năng máy.
Bạn nên cập nhật Windows trước khi đi ngủ, và sáng hôm sau là máy tính đã sẵn sàng để sử dụng rồi. Microsoft thích cập nhật tự động, nhưng bạn nên chủ động cập nhật bằng cách thủ công. Hãy tới Cài đặt > Cập nhật & bảo mật và bấm vào nút Kiểm tra cập nhật nhưng có thể bạn cần phải khởi động lại 1 vài lần.
3. Cài đặt driver mới nhất
Cài đặt driver mới nhất
Windows 10 làm việc rất nhanh trong việc nhận ra và cài driver cho các loại phần cứng khác nhau. Nhưng driver chuyên dụng của các nhà sản xuất có thêm những tính năng phụ đôi khi cũng rất hay. Ví dụ như bàn phím chơi game thì driver chuyên dụng có thêm tùy chọn cho phím macro và đèn nền nhiều màu rất lạ mắt.
Đặc biệt hơn là card đồ họa được hưởng lợi nhiều từ những driver cài thủ công. Hãy nên vào trang web của AMD hay Nvidia để tải những driver phù hợp. Dù sự khác biệt là 1% thì cải thiện cũng rất lớn.
>>> Thông tin liên quan: Dịch vụ thu mua laptop cũ
4. Dùng Edge để tải trình duyệt mới
Dùng Edge để tải trình duyệt mới
Edge là trình duyệt web rất tuyệt vời. Mặc dù trình duyệt đó được cài sẵn trong Windows và rất nhanh, mượt thì người dùng vẫn sử dụng Edge để tải Chrome hay Firefox mà thôi.
Khi sở hữu dàn máy tính mới này, bạn nên thử nghiệm một trình duyệt mới như là dùng Edge xem sao ?
5. Benchmark phần cứng của bạn
Benchmark phần cứng của bạn
Benchmark là cách rất tốt để người dùng có thể phát hiện ra lỗi ẩn trong phần cứng mà chỉ khi đẩy đến giới hạn cao nhất thì chúng mới xuất hiện.
Thường thì trong 1 cấu hình điểm số có thể cao hơn hay thấp hơn cấu hình tương tự từ vài đến vài chục điểm benchmark, nhưng nếu là trăm điểm hay nghìn điểm thì chắc chắn phần cứng của bạn đã có vấn đề rồi.
Tốt nhất bạn nên benchmark cấu hình càng sớm càng tốt để hưởng bảo hành 1 đổi 1 ngay nếu máy của bạn mới mua.
6. Phần mềm bảo mật
Phần mềm bảo mật
Avast Internet Security - phần mềm bảo mật được khuyên dùng
Không thể phủ nhận là Windows Defender làm rất tốt việc bảo vệ máy tính khỏi những phần mềm độc hại. Nhưng nếu bạn hay xem những web người lớn hay tải phần mềm lậu thì nên sử dụng thêm phần mềm thứ 3 là cần thiết.
Những hãng phần mềm cung cấp phần mềm diệt virus và tường lửa nhiều người khuyên dùng: AVG, Avast, Avira, BitDefender…
Kaspersky đã từng được khuyến nghị nhưng gần đây đã bị tố là cố tình để hacker của các tổ chức đánh cắp dữ liệu người dùng.
>>> Bạn nên biết: Những phần mềm cần phải cài dặt sau khi mua máy tính chơi game mới
7. Lên kế hoạch backup
Lên kế hoạch backup
Không cần thiết là bạn phải backup tại nhiều nơi nhưng ít nhất bạn nên có 1 phương án.
Đây là điều mà người dùng rất hay quên bởi sự háo hức của việc sở hữu máy tính mới hay bận rộn bởi những thứ khác sau đó. Máy tính và linh kiện điện tử luôn có xác suất lỗi nhất định mà thường là nó sẽ không xảy ra. Nhưng biết đâu khi các bit rối lại với nhau bằng quá trình lượng tử nào đó, máy tính lại xảy ra sự cố và toàn bộ dữ liệu bị mất. Đừng để khi đó bạn mới bắt đầu sao lưu thì đã muộn rồi.
Có nhiều cách để bạn thực hiện điều này và phổ biến và dễ thực hiện nhất là sao lưu dữ liệu ra ổ cứng hoặc NAS box. Cách khác cũng dần phổ biến là lưu trữ đám mây. Không cần thiết phải lưu dữ liệu của bạn ở mọi nơi. Chỉ cần đảm bảo rằng nếu điều không hay xảy ra bạn có thể ngồi cài lại máy tính và sao lưu dữ liệu đã backup trở lại là xong.
Trên đây là 7 điều cần làm sau khi bạn tự build hay mua máy tính mới mà chúng tôi khuyên bạn nên làm. Những điều trên đây không điều nào là thừa cả thế nên các bạn hãy bắt tay ngay vào làm sau khi mua máy tính mới hoặc bắt đầu từ bây giờ. Vì như thế các bạn có thể sử dụng máy tính mà không cần phải lo lắng bất cứ điều gì cả.
>>> Bài viết liên quan: 9 mẹo đơn giản có thể giúp bạn tăng hiệu suất máy tính đời cũ