Khi sử dụng máy tính có kết nối Internet thì bạn có thể gặp rất nhiều những nguy cơ như: virus, trojan và hacker cố gắng thâm nhập vào máy; những spyware cố gắng tìm hiểu mọi thứ mà bạn đang làm. Ngoài ra còn có những nguy hiểm của mạng không dây và sự dòm ngó của đồng nghiệp. Bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó. Bạn có thể tiêu tốn rất nhiều tiền cho những phần mềm và dịch vụ. Ở bài viết dưới đây
máy tính An Phát sẽ chia sẻ cho bạn
những tính năng miễn phí có thể giữ máy tính cho bạn an toàn.
>>> Xem thêm: Những tính năng miễn phí có thể giữ cho máy tính cũ an toàn
1. Sử dụng phần mềm diệt virus và spyware miễn phí
Sử dụng phần mềm diệt virus và spyware miễn phí
Nếu muốn bảo vệ máy tính khỏi virus, bạn có thể sẽ phải trả rất nhiều tiền cho những phần mềm diệt virus. Nhưng bạn lại không biết sử dụng chương trình nào.
Thực tế có rất nhiều chương trình mang lại hiệu quả tốt mà miễn phí như: AVG Anti-Virus Free là một ví dụ, ngoài ra nó còn kèm theo chương trình chống spyware. Cả 2 đều được miễn phí, không có tính thương mại và có thể dùng cho những máy tính cá nhân gia đình.
Để chống spyware, cũng có nhiều chương trình miễn phí như: Ad-Aware Personal và Spybot Search & Destroy là sự lựa chọn rất xuất sắc. Và cả 2 đều là chương trình giống như Microsoft's Windows Defender. Những chương trình chống spyware có thể không cùng bắt được 1 loại malware. Vì thế bạn nên quét thường xuyên ít nhất là 2 chương trình cùng lúc.
2. Kiểm tra mức độ an toàn trực tuyến
Kiểm tra mức độ an toàn trực tuyến
Bạn có thể tìm những chương trình kiểm tra độ an toàn trực tuyến miễn phí. Thì Shields Up là lựa chọn đầu tiên mà bạn nên biết vì sẽ giúp bạn biết được khả năng chống lại hacker, những tội phạm trên máy tính. Chương trình đó mang lại cho bạn những phân tích tỉ mỉ và các bài kiểm tra.
Ví dụ như kiểm tra cổng Internet, xem máy của bạn có đang ở chế độ stealth (chế độ an toàn) không? và nó có đáp ứng được câu lệnh ping hay không. Nó cũng sẽ cung cấp những hướng dẫn tắt máy của bạn nếu máy tính bị bật bởi những hacker nguy hiểm.
3. Sử dụng những phần mềm bảo vệ mạng không dây miễn phí
Sử dụng những phần mềm bảo vệ mạng không dây miễn phí
Các mạng gia đình đều dễ bị tấn công bởi những war drivers, đó là lỗ hổng giúp cho hacker thâm nhập, sẽ phá hoại hệ thống mạng không dây của bạn. Có nhiều cách để thực hiện những thiết lập của router để tự bảo vệ mình.
Vậy bạn nên sử dụng chương trình bảo mật miễn phí để thực hiện những việc đó thay cho bạn. Network Magic là lựa chọn tốt nhất với 2 phiên bản cả miễn phí và trả tiền. Nếu việc bạn muốn làm là cấu hình mạng không dây với mức an toàn cao nhất thì bản miễn phí là đủ.
Với phiên bản trả tiền sẽ có thêm những tính năng khác như cấu hình lại cho thư mục và chia sẻ máy in.
>>> Thông tin liên quan: Dịch vụ thu mua laptop cũ tại Hà Nội
4. Dùng tường lửa
Dùng tường lửa
Sử dụng tường lửa rất đơn giản nhưng đây lại là cách tốt nhất để chống lại Trojan, virus, worm. Nó ngăn chặn những cuộc tấn công từ xa của hacker, sự xâm nhập vào sâu máy tính.
Sau khi cài SP2 thì tường lửa sẽ được bật. Nhưng tường lửa đã được thiết lập sẵn trong Win chỉ thực hiện được chương trình bảo vệ 1 chiều. Mà Spyware và Trojan hay thực hiện những cuộc “phone home” để tạo kết nối từ máy tính mà bạn không biết. Nếu bạn muốn block kết nối ra thì bạn cần phải sử dụng tường lửa hai chiều.
Phần mềm miễn phí tốt nhất là ZoneAlarm, bạn có thể tìm nó trên web Zone Labs. Nếu bạn cần tìm tường lửa 2 chiều thì không cần mua phiên bản trả phí.
5. Mã hoá dữ liệu
Mã hoá dữ liệu
Bạn đã tự thiết lập chế độ không cho người khác truy cập vào máy tính của bạn nhưng cũng không ngạc nhiên nếu có kẻ thâm nhập và sử dụng máy tính của bạn một cách thoải mái. Có thể là hacker, hay ai đó đang sử dụng cùng mạng với bạn.
Vậy giải pháp cho vấn đề đó là gì? Mã hoá dữ liệu là phương pháp rất hiệu quả. Những chương trình mã hoá dữ liệu đều cần phải trả phí. Nhưng Cryptainer LE của Cypherix lại vừa đơn giản dễ sử dụng mà lại miễn phí. Nó sẽ tạo hay chuyển file vào trong bộ đĩa và mã hóa chúng rất nhanh. Bạn có thể làm việc với chúng như với những file khác mà không dùng mật khẩu.
Khi bạn muốn file hay thư mục nào ẩn đi trước những con mắt khác, hãy chọn chúng và bấm nút Unload trong Cryptainer LE. Chúng sẽ biến mất còn nếu muốn chúng xuất hiện lại thì chỉ cần kích vào Load và gõ mật khẩu. Chỉ người có mật khẩu mới có thể nhìn thấy chúng.
6. Bảo vệ chính mình trước phisher
Bảo vệ chính mình trước phisher
Phishing là một cách tấn công rất quỷ quyệt và nguy hiểm nhất. Bạn mở email xác nhận từ ngân hàng cảnh báo rằng bạn cần kích vào liên kết để đăng nhập vào tài khoản với lý do như cập nhật, kiểm chứng thông tin hay mục đích bảo vệ.
Sau khi kích vào liên kết đó bạn vào web mà nghĩ là thật nhưng lại không phải. Sau khi đăng nhập bạn được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và kết quả là bạn đã mất hết số tiền trong tài khoản của mình. Những kẻ lừa đảo đã gửi mail và cài web giả, dùng thông tin cá nhân của bạn để lấy hết tiền trong tài khoản của bạn.
Có cách đơn giản để ngăn chặn những cuộc tấn công phishing là: Không bao giờ kích vào những đường link đăng nhập từ email do ngân hàng. Không nên quan tâm nó, thay vào đó bạn nên vào website chính của họ và tự đăng nhập.
Một công cụ chống phishing cũng rất tốt là Netcraft Toolbar giống với chức năng bảo vệ tương tự.
Nhưng bây giờ Internet Explorer 7 và Firefox 2.0 đều có chức năng chống phishing trong trình duyệt.
>>> Bạn nên biết: Nhưng tính năng giúp máy tính chơi game của bạn đạt hiệu suất cao
7. Vô hiệu hoá chia sẻ file
Nếu bạn muốn để chế độ chia sẻ thì người khác sẽ rất dễ xem các file của bạn, thu thập thông tin và xóa file và folder đó, nhưng cũng có khi bạn ở chế độ đó mà không biết.
Rất dễ để xác định và tắt chế độ chia sẻ đó đi. Bạn cần mở Windows Explorer, xem các thư mục của bạn. Bất cứ folder nào có bàn tay nhỏ bên dưới nghĩa là nó đang được chia sẻ.
Khi thư mục được chia sẻ, các thư mục con bên dưới của nó cũng được chia sẻ. Nhưng các thư mục con không có hình bàn tay hay dấu hiệu nào như nó đang được chia sẻ. Vì thế cần cẩn thận xem những thư mục từ trên xuống xem liệu chúng có đang bị chia sẻ hay không.
Hãy kiểm tra thường xuyên để chắc rằng ổ cứng của bạn không bị chia sẻ. Nếu không người khác sẽ truy cập được vào các thư mục và file trên máy tính của bạn.
8. Lướt web nặc danh
Lướt web nặc danh
Khi bạn lướt web, thì bạn sẽ giống như có một cuốn sách mở. Các website cũng có thể tìm ra được lịch sử sử dụng máy tính của bạn. Họ có thể kiểm tra địa chỉ IP để biết những thông tin cơ bản về bạn như vị trí và những thông tin khác.
Nếu bạn muốn lướt web nặc danh để những trang web không xem được IP hay bất kỳ thứ gì từ bạn. Có nhiều phần mềm có thể hỗ trợ vấn đề này. Nhưng sao bạn không thực hiện việc đó miễn phí bằng cách đặt proxy nặc danh giữa máy của bạn và Web bạn đang vào.
Khi bạn dùng dịch vụ proxy nặc danh thì trình duyệt sẽ không liên hệ trực tiếp với website. Proxy server hoạt động như bộ đệm. Nghĩa là web sẽ xem địa chỉ IP của proxy chứ không phải máy của bạn. Web cũng không thể đọc được cookie, history vì máy tính sẽ không trực tiếp kết nối với nó.
9. Nói không với Cookie
Nói không với Cookie
Mạng quảng cáo trực tuyến có thể tạo ra profile chi tiết về những web bạn hay tìm kiếm và sở thích cá nhân của bạn. Họ đặt cookie trên ổ cứng và theo dõi web bạn hay vào.
Bạn sẽ ngăn chặn được bằng cách đặt tùy chọn opt-out cookie. Tùy chọn này do mạng quảng cáo cung cấp.
Trên đây là những tính năng miễn phí mà có thể giữ máy tính của bạn an toàn mà
máy tính An Phát đã chia sẻ cho bạn. Những tính năng trên có thể giúp máy tính của bạn không bị dòm ngó hay xâm nhập bởi bất kỳ ai. Quan trọng ở đây là bạn nên tìm hiểu kỹ xem đâu là phần mềm phù hợp với máy tính của bạn nhất.
>>> Bài viết liên quan: Nên chọn ổ cứng SSD hay HDD cho máy tính của bạn?