Máy Tính An Phát
07/05/2020

Đo mức độ tiêu thụ điện của card đồ hoạ: Card nào ăn điện nhiều nhất ?

Những card đồ hoạ mạnh mẽ nhất tiêu thụ bao nhiêu điện ? Đó là một câu hỏi quan trọng. Trong khi hiệu năng của những chiếc card là yếu tố đầu tiên cần quan tâm, hiệu suất tiêu thụ điện của chiếc card đó cũng quan trọng không kém. Để đánh giá xem các GPU tiêu thụ điện hiệu quả ra sao, chúng ta cần biết cả hiệu năng và mức điện tiêu thụ của chúng. Đo lường hiệu năng tương đối dễ nhưng đo lường điện năng tiêu thụ lại tương đối phức tạp. Nếu muốn đo một cách chính xác.

Cách dễ nhất để đo lường điện năng tiêu thụ của card đồ hoạ là sử dụng GPU-Z. Cách tiếp theo là kẹp đồng hồ đo điện vào giắc cắm, nhưng đó lại là tổng điện năng của toàn hệ thống, bao gồm cả phần điện năng tiêu thụ không hiệu quả của PSU. Cách chính xác nhất là đo lượng điện mà card đồ hoạ sử dụng ở điểm đo giữa card và PSU, nhưng cách này khá kì công.

Trước đó chúng tôi (Tomshardware) vẫn sử dụng GPU-Z, nhưng cách này có nhược điểm lớn. Với Nvidia thì thông số tương đối chính xác, đặc biệt là dòng Turing gần đây. Tuy nhiên với AMD thì họ chỉ báo cáo điện năng mà GPU tiêu thụ, còn VRAM, VRM,… thì họ dấu nhẹm. Mấy thứ đó ảnh hưởng thế nào ? Khoảng 25-35W, đó là kết luận từ cách đo mới này của chúng tôi.

Đo mức độ tiêu thụ điện của card đồ hoạ: Card nào ăn điện nhiều nhất ?
Hệ thống mà Tomshardware chuẩn bị để đo điện năng tiêu thụ của các card đồ hoạ

Chuẩn bị

Cấu hình máy test

Chúng tôi cũng sử dụng PCIe x16 riser để có thể hàn gắn thêm các dây phục vụ đo điện. Bằng cách này chúng tôi có thể ghi lại chính xác lượng điện được cấp qua khe PCIe. Chúng tôi cũng có những kit riêng để đo các đầu cấp điện 12V cho card.

Sau khi cài đặt mọi thứ xong xuôi, chúng tôi quyết định test lại toàn bộ card mà chúng tôi có thể có được. Và đương nhiên các card mới ra cũng sẽ được test theo cách này.

Danh sách các card được test

AMD GPUs
Nvidia GPUs Nvidia GPUs thế hệ cũ
Radeon RX 5700 XT ‘reference’ GeForce RTX 2080 Ti FE GeForce GTX 1080 Ti FE
Radeon RX 5700 ‘reference’ GeForce RTX 2080 Super FE GeForce GTX 1080 FE
Sapphire RX 5600 XT Pulse GeForce RTX 2080 FE GeForce GTX 1070 Ti FE
Sapphire RX 5500 XT 8GB Pulse GeForce RTX 2070 Super FE GeForce GTX 1070 FE
Sapphire RX 5500 XT 4GB Pulse GeForce RTX 2070 FE GeForce GTX 1060 6GB FE
AMD Radeon VII ‘reference’ GeForce RTX 2060 Super FE Zotac GTX 1060 3GB
AMD Radeon RX Vega 64 ‘reference’ Asus ROG Strix RTX 2060 Super MSI GTX 1050 Ti Gaming X
MSI RX Vega 64 Airboost Galax RTX 2060 Super MSI GTX 1050 Gaming
AMD Radeon RX Vega 56 ‘reference’ GeForce RTX 2060 FE GTX 980 Ti
PowerColor RX Vega 56 Red Devil EVGA GTX 1660 Ti XC GTX 980
XFX RX 590 Fatboy EVGA GTX 1660 Super GTX 970
MSI RX 570 4GB Gaming X Zotac GTX 1660 Amp GTX 780
MSI RX 560 4GB Aero Zotac GTX 1650 Super Twin  
R9 Fury X EVGA GTX 1650 GDDR6  
R9 390 Gigabyte GTX 1650 Gaming OC

Các card này sẽ được chạy ở chế độ mặc định của nhà sản xuất, nghĩa là không có ép xung hay hạ xung thủ công, tất cả là hoàn toàn tự động.

Cách thức tiến hành

Đo mức độ tiêu thụ điện của card đồ hoạ: Card nào ăn điện nhiều nhất ?
Bài test 1 – đo điện năng khi chạy benchmark Metgro Exodus

Chúng tôi sẽ xử dụng benchmark của tựa game Metro Exodus và chạy 5 lần ở 1440p Ultra. Sau đó sẽ là Furmark chạy liên tục trong 10 phút. Cả hai đều là những bài test nặng và Furmark thậm chí còn có thể đẩy vài GPU lên quá giới hạn thông thường, dù rằng các mẫu mới nhất của AMD và Nvidia đã có thể xử lí rất ổn. Chúng tôi chỉ tập trung vào đo điện năng tiêu thụ. Các thông số khác như nhiệt độ, tốc độ quạt, xung nhịp thì vẫn dùng GPU-Z để theo dõi.

Đo mức độ tiêu thụ điện của card đồ hoạ: Card nào ăn điện nhiều nhất ?
Bài test 2 – đo điện năng khi chạy FurMark

Kết quả

Điện năng tiêu thụ khi chạy Metro Exodus

Đo mức độ tiêu thụ điện của card đồ hoạ: Card nào ăn điện nhiều nhất ?
Điện năng tiêu thụ của các card khi chạy Metro Exodus

Đương nhiên là điện năng tiêu thụ thì càng thấp càng tốt rồi, chúng ta có thể dễ dàng thấy AMD thua Nvidia xa đến thế nào trước khi họ ra mắt thế hệ GPU Navi. Các thế hệ card Vega và Polaris sử dụng nhiều hiệu năng hơn các card đối thủ từ Nvidia. Kể cả bây giờ, khi sử dụng GPU Navi với tiến trình 7nm, AMD mới chỉ gần gần với các GPU trên tiến trình 12nm của Nvidia. Khi tiến trình 7nm Ampere ra mắt, và tiếp theo đó là tiến trình cải tiến Big Navi của AMD, chúng ta sẽ có rất nhiều điều lí thú để xem đây.

Nhìn qua vào biểu đồ các bạn có thể thấy một vài chi tiết thú vị như RX 5500XT có nhiều VRAM hơn nhưng tiêu thụ điện cũng bằng GTX 1650. Dòng GTX 1660 sử dụng thực sự ít điện so với hiệu năng mà chúng đem lại. Và đương nhiên, quái vật ngốn điện nhất là Vega 64 dù hiệu năng thì thua cả RX 5700 XT.

Điện năng tiêu thụ khi chạy FurMark

Có lẽ đây là phần test thú vị nhất. Khi nhận ra FurMark, một vài GPU chọn cách giảm xung, số khác thì chọn “bung lụa” đẩy hiệu năng lên cao nhất có thể.

Đo mức độ tiêu thụ điện của card đồ hoạ: Card nào ăn điện nhiều nhất ?
Điện năng tiêu thụ của các card khi chạy FurMark

Đa phần GPU của AMD chọn “bung lụa”. Thậm chí Rx 570 Gaming X còn vượt quá giới hạn đối với card 8-pin, kéo đến tận 180W.

Với các dòng GPU Navi và đa số các GPU của Nvidia, điện năng tiêu thụ không thay đổi nhiều. Các phiên bản RTX chỉ tiêu thụ thêm 5W so với bài test Metro Exodus.

Có một điều thú vị là GTX 1660 thường lại sử dụng nhiều điện năng hơn so với bản Super và Ti, cho thấy lợi ích của việc sử dụng VRAM GDDR6.

Phân tích hiệu suất

Chắc các bạn cũng đã để ý thấy chúng tôi không thảo luận về xung nhịp, tốc độ quạt hay nhiệt độ GPU trong bài viết này. Đúng là điện năng tiêu thụ có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này, ví dụ như tốc độ quạt cao có thể làm giảm nhiệt độ và do đó GPU có thể tăng xung và điện năng tiêu thụ. Ngược lại, một chiếc card cũng có thể giảm xung nhịp GPU để giảm điện năng tiêu thụ. Các yếu tố này chúng tôi sẽ đào sâu ở trong bài review từng chiếc card. Trong nội dung bài này chúng tôi chỉ muốn tập trung duy nhất vào điện năng tiêu thụ mà thôi.

Sắp tới Intel sẽ ra mắt dòng card đồ hoạ Xe, và hiện tại mọi thứ liên quan vẫn là ẩn số. Nếu nói về các nhân đồ hoạ của Intel thì chúng ta có thể thấy chúng rất hiệu quả về điện năng tiêu thụ, tuy nhiên chúng cũng yếu ớt thảm hại. Và liệu khi ra mắt Intel có báo cáo đúng điện năng tiêu thụ của từng chiếc card cho GPU-Z ? Giờ thì với công cụ đo mới này, chúng ta không cần phải lo lắng quá nhiều nữa.

Tạm gác lại chuyện của Intel, hãy tập trung vào hiệu suất (hiệu năng/lượng điện tiêu thụ) của từng chiếc card, chúng tôi có bảng sau:

Video Graphics Card
Điểm hiệu suất
GTX 1660 Ti 100.00%
RX 5700 96.80%
GTX 1660 Super 96.70%
GTX 1650 GDDR6 96.30%
RX 5600 XT 93.80%
RTX 2060 Super FE 93.80%
RTX 2080 FE 92.10%
GTX 1650 Super 91.70%
RTX 2060 FE 90.10%
GTX 1050 Ti 89.50%
RTX 2070 Super FE 88.70%
GTX 1660 88.20%
RTX 2070 FE 88.10%
RTX 2080 Ti FE 88.00%
GTX 1070 FE 85.90%
GTX 1650 85.70%
RTX 2080 Super FE 84.90%
RX 5700 XT 83.70%
GTX 1080 FE 82.90%
GTX 1060 6GB FE 76.90%
GTX 1070 Ti FE 76.80%
RX 5500 XT 8GB 76.60%
GTX 1050 75.50%
GTX 1080 Ti FE 74.50%
GTX 1060 3GB 74.30%
RX 5500 XT 4GB 69.20%
Radeon VII 68.50%
RX Vega 56 65.20%
RX 560 4GB 64.10%
RX Vega 64 49.20%
RX 590 47.40%
RX 570 4GB 45.30%

Chúng tôi tính toán hiệu suất của từng chiếc card rồi sau đó chọn ra card có hiệu suất cao nhất và lấy đó làm mốc 100%. Với bảng này chúng ta có thể thấy được hiệu suất của các card AMD so với của Nvidia ra sao. Và sự cải thiện của thế hệ GPU Navi của chính AMD.

Và rất buồn là bạn thân của mọi nhà Rx 570 4GB lại đứng bét bảng. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ: hiệu suất tiêu thụ điện không phải chỉ tiêu duy nhất để chọn mua card đồ hoạ. Giá thành và hiệu năng hợp lí mới là nhân tố chính.

Những GPU hiệu suất tiêu thụ điện tốt nhất có cả những cái tên từ AMD – cụ thể là các card kiến trúc Navi và NVIDIA, và chúng đều là những card tầm trung. Phân khúc này cũng là nơi mà các card có hiệu năng trên giá thành cao nhất. Do đó, nếu có thể, các bạn thực sự nên lựa chọn những chiếc card này.

Có thể bạn quan tâm: 

Các tin tức khác
Máy Tính An Phát