Khi lựa chọn một chiếc máy tính vừa có đầy đủ những tính năng cần thiết và phù hợp với túi tiền là chuyện không hề đơn giản. Mặt khác trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy được ra đời với nhiều thông số khác nhau. Do đó, để lựa được PC bạn phải hiểu rõ được hết các ký hiệu cũng như thông số của nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải mã ý nghĩa các ký hiệu trong chip Intel một cách rõ ràng nhất.
>>Xem thêm:
“Core IX” chữ “I” đằng sau cho biết điều gì?
Trong “ Core IX” chữ số “i” đứng sau cho biết bao quát hiệu năng của vi xử lý. Chúng ta có thể hiểu cụ thể như sau:
Các ký hiệu trong chip Intel có ý nghĩa vô cùng đặc biệt
Đối với chip Core “I3”
Đây là vi xử lý có giá thành phải chăng và hiệu năng trung bình và ổn định. Chip Core này dành riêng cho những máy tính có ngân sách bình dân.
Đối với chip Core “I5”
Chip I5 là chip có vi xử lý ở tầm trung bình, nhưng so với các dòng chip Core I3 thì chúng có vi xử lý và hiệu năng tốt hơn rất nhiều. Và giá thành cho một chip I5 phải chăng và hợp lý nhưng so với I3 thì chúng có mức giá cao hơn.
Đối với chip Core “ I7”
Đây là là loại chip có tốc độ vi xử lý cấp cao và có hiệu năng tốt cực kỳ thích hợp với những dân chuyên làm đồ họa thiết kế hoặc cài đặt cấu hình game cao cấp. Tuy nhiên giá thành để sở hữu Chip Core “ I7” khá cao, do đó bạn cũng nên có những cân nhắc kỹ càng khi sở hữu chúng.
Đối với Chip Core “I9”
Đây là Chip Core có vi xử lý cao cấp nhất tính đến thời điểm hiện tại, chúng có độ xung nhịp mạnh mẽ và cấu hình cao. Và tất nhiên với tốc độ xử lý như vậy I9 có thể đáp ứng được các tác vụ chuyên nghiệp như: Stream game, chirng sửa ảnh và video chuyên nghiệp.
Giá thành của chúng cũng là vấn đề khiến bạn phải đắn đo bởi để sở hữu chúng bạn phải bỏ ra một chi phí lớn. Nhưng với một Chip Core cao cấp đến như vậy thì số tiền có lớn thì cũng xứng đáng phải không nào?
Ý nghĩa 4 chữ số đằng sau
Hiện nay đã có 8 đời Core IX được trình làng tính đến thời điểm hiện tại. Tất cả toàn bộ vi xử lý ở những đời này đều có tên hiệu bắt đầu bằng con số riêng của chúng. Cũng tương tự như những vi xử lý khác cũng có tên hiệu bằng số thứ tự đời tương ứng.
Mỗi một đời Core IX đều được đặt tên riêng để nhận biết dễ hơn
Bên cạnh đó, để giúp người dùng dễ nhớ hơn trong quá trình sử dụng thì Intel cũng đặt tên riêng cho mỗi đời Core IX khi ra mắt. Để hình dung dễ hơn bạn có thể hiểu qua ví dụ Core IX có thế hệ thứ 5 có tên là Haswell, còn Core IX thế hệ thứ 6 là Broadwell,...tương tự về sau mỗi đời sẽ có một tên gọi khác nhau.
Ý nghĩa chữ số hàng trăm trở đi
Các chữ số đằng sau hàng trăm trở đi thể hiện cho hiệu năng của các vi xử lý khi chúng ta so sánh cùng thế hệ và cùng dòng Core IX dễ hơn và dễ phân biệt. Điều này giúp bạn phân biệt được tốc độ xung nhịp và độ xung nhịp của mỗi dòng máy là khác nhau.
Tốc độ xử lý của các con chip sẽ tỉ lệ thuận với độ xung nhịp của chúng. Nếu như dòng I5 - 8600 có độ xung nhịp là 3,1 Ghz mạnh hơn so với I5 - 8400 có độ xung nhịp chỉ có 2,8 Ghz.
Tên số hiệu của các chữ số đằng sau có ý nghĩa gì?
Một chip Intel cơ bản là khi không có chữ cái nào xuất hiện ở đằng sau tên mã của sản phẩm đó. Còn để thể hiện sức mạnh của dàn máy tính thì tên hiệu một con chip sẽ xuất hiện thêm chữ cái đằng sau việc này giúp người dùng có thể khái quát thông tin tốt nhất.
Chip “ K”
Chip “ K” được biết đến là phiên bản mạnh nhất, tốc độ xử lý cao của một dòng chip. Dòng chip “ K” có độ xung nhịp cao hơn so với những phiên bản cùng đời với nó. Chip này thực sự thích hợp sử dụng cho máy tính để bàn hoặc laptop làm việc thường xuyên với mức độ giải quyết cao. Bên cạnh đó, để việc ép xung đạt được hiệu năng cao hơn thì chip “ K” sẽ hỗ trợ cho việc “mở khóa” đơn giản hơn.
Chip K được biết đến là phiên bản có tốc độ xử lý cao vô cùng mạnh mẽ
Chip “ G”
Chip “ G” đã được trang bị sẵn vi xử lý đồ họa và các thiết kế tinh xảo mạnh mẽ của đối thủ AMD. Con chip này giúp người dùng đơn giản hóa việc thao tác và không cần trang bị thêm card đồ họa đắt tiền. Giúp cho việc chơi game online hay thực hiện thao tác đồ họa cấu hình trung bình thì chúng có thể xử lý dễ dàng.
Đối với Chip “ T”
Dòng Chip này được mệnh danh là tiết kiệm năng lượng, tuy nhiên hiệu năng của chúng hơi kém so với các dòng chip cơ bản khác. Do vậy, dòng Chip này chỉ thích hợp với những người không làm việc quá nhiều với máy tính, chỉ phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc, xem phim hay đánh văn bản thông thường.
Chip “ U” là chip như thế nào?
Loại chip này được sử dụng để thiết kế riêng cho thiết bị cầm tay như điện thoại di động hay laptop. Chip “ U” có độ xung nhịp thấp hơn so với những dòng chip “ Full size” khác.
Do đó nó có hiệu năng cũng như tốc độ vi xử lý cũng kém hơn so với những dòng chip khác. Nhưng ưu điểm của chip “ U” là tiêu thụ ít điện năng giúp bạn tránh được những vấn đề về nhiệt hay thiết bị bị nóng khi sử dụng nhiều.
Chip U tiêu thụ ít điện năng và không làm nóng máy thiết bị
Mong rằng với những nội dung trên đây đã giúp bạn giải mã được hết ý nghĩa các ký hiệu trong chip Intel thông qua tên gọi của nó. Để có thể cập nhập thêm những thông tin công nghệ mới nhất hay thiết bị điện tử hiện đại bạn đừng quên truy cập vào website Máy Tính An Phát hỗ trợ và tư vấn kịp thời.