Có được một
bộ máy tính chơi game là mơ ước của rất nhiều những game thủ nhưng để có thể tự thiết kế và lắp ráp được một bộ máy tính chơi game là một điều không hề đơn giản. Điều đó còn phải dựa vào những hiểu biết về mặt kỹ thuật cũng như số vốn bạn muốn đầu tư. Vì thế An Phát computer sẽ giúp các bạn đơn giản hóa việc lắp ráp máy tính chơi game bằng cách cung cấp cho các bạn một quy trình lắp ráp chi tiết và hiệu quả nhất.
Việc bạn tự thiết kế và lắp ráp máy tính chơi game có thể đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của bản thân. Ví dụ như khi bạn muốn chơi PUBG hay bất cứ một game nào khác thì bạn sẽ lắp ráp cấu hình máy để có thể đáp ứng được game đó, nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích khi bạn có thể tự làm mọi thứ.
Hướng dẫn tự Build PC chơi game đẳng cấp không phải ai cũng biết
Thiết kế máy tính
Nơi làm việc
Trước hết bạn sẽ cần một về mặt rộng để có thể lắp ráp được, và chú ý tránh sự cố phòng tĩnh điện thì không nên đứng trên về mặt trải thảm.
Tua vít
Chỉ cần sử dụng một tua vít Phillips là được.
Mẹo hay: Nên dùng tua vít có nam châm để tránh rơi vít vào trong thùng máy.
Vỏ máy tính chơi game
Khâu đầu tiên khi bắt đầu thiết kế chính là bạn nên chọn sẵn kích thước của thùng máy. Bạn nên dự định sẵn trước là sẽ để máy tính ở đâu để có thể quyết định được kích thước của máy tính cũng như một số điểm cao cấp của thùng máy.
Thùng máy thường có ba kích thước: đầy đủ, trung bình và mini. Đây là cách phân loại chung nhưng thùng máy thường được phân loại dựa trên kích thước của bo mạch chủ, thường thì kích thước trung bình sẽ là phổ biến nhất. Chiều cao sẽ là 45-50cm, chiều rộng là 15-20cm, chiều dài là 43-50cm. Trong thùng máy trung bình sẽ được bố trí linh kiện như 2 card đồ họa, 2 ổ cứng và hệ thống tản nhiệt.
Linh kiện của máy tính chơi game
Linh kiện của máy tính chơi game
Đây là bước quan trọng để bạn có thể lựa chọn những bộ linh kiện mình thích, bạn có thể tự mình nghiên cứu từng linh kiện một. Và cũng nên cân nhắc về vấn đề kinh tế trước khi chọn linh kiện và phải ghi nhớ rằng lúc nào bạn cũng có thể nâng cấp được từng linh kiện sau này. Có lưu ý nhỏ chính là bạn nên lập danh sách những linh kiện định mua trước khi mua sắm và các linh kiện phải tương thích với nhau. Và nếu bạn thiết kế máy tính chỉ để chơi một game nào đó thì hãy kiểm tra những yêu cầu mà hệ thống đề xuất của game đó để có thể lên một danh sách phù hợp.
Dưới đây là các linh kiện phần cứng để có thể thiết kế một bộ máy tính chơi game hoàn chỉnh:
- CPU (bộ xử lý trung tâm)
- Bo mạch chủ
- Bộ nhớ (RAM)
- GPU: card đồ họa
- Bộ lưu trữ: SSD hay HDD
- Thiết bị cung cấp điện: PSU
- Hệ thống tản nhiệt
- Thùng máy
- Màn hình
- Phụ kiện chơi game: bàn phím, chuột, tai nghe
- Hệ điều hành
Những bước để tiến hành lắp ráp máy tính không phải ai cũng biết
Lắp ráp CPU
Đầu tiên lấy bo mạch chủ ra và đặt lên bàn, tìm khe cắm của CPU được đậy bằng một nắp nhựa bảo vệ. Ở góc nắp nhựa hoặc trên chính khe cắm bạn có thể thấy một mũi tên nhỏ, hãy lưu ý mũi tên này. Bên cạnh khe cắm đó có một chốt kim loại, ấn chốt xuống và kéo sang một bên để mở khe cắm.
Lắp ráp CPU cho máy tính chơi game
Khi xử lý CPU phải cẩn thận vì cả CPU và khe cắm đều rất dễ hỏng. Bạn cầm các cạnh của CPU và không nên chạm vào phần lẫy ở cuối cùng của chip. Ngoài ra bạn sẽ thấy một mũi tên ở góc CPU, hướng mũi tên này theo chiều mũi tên trên khe cắm và đặt CPU lên trên khe cắm. Sau khi CPU đã được đặt lên thì bạn nên kéo chốt xuống và đẩy về vị trí cũ.
Lắp ráp SSD
Tiếp theo chính là bước lắp ráp SSD, bạn phải tìm khe cắm M2 trên bo mạch chủ đó chính là một khe nhỏ nằm ngang và có một vít nhỏ, nếu bạn không tìm được khe này thì hãy xem sổ tay hướng dẫn sử dụng đi kèm với bo mạch chủ.
Bạn cần tháo vít nhỏ này ra bằng tua vít và nhẹ nhàng gắn SSD vào khe cắm. Sau khi gắn xong. SSD sẽ tạo ra một góc 35 độ so với bo mạch chủ. Ấn SSD xuống và vặn vít vào để cố định.
Lắp ráp hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt có rất nhiều loại, bạn nên xem hướng dẫn cách lắp ráp chính xác trong sổ tay hướng dẫn đì kèm.
Một số bộ tản nhiệt sẽ cần giá lắp, bo mạch chủ có thể đã có sẵn giá lắp. Còn một số bộ tản nhiệt có keo tản nhiệt được bôi sẵn vào vật liệu dẫn nhiệt, nhưng có một số lại không có keo này. Nếu bộ tản nhiệt không được bôi sẵn thì bạn nên bôi keo bằng tay trước, lấy một lượng nhỏ keo bằng hạt gạo bôi vào chính giữa CPU sau đó đặt bộ tản nhiệt lên trên CPU thì áp lực sẽ giàn đều keo.
Lắp ráp bộ nhớ RAM
Bạn cần phải xác định trước xem bo mạch chủ có bao nhiêu khe RAM (thường là 2 hoặc 4 khe). Nếu bạn định lắp kín tất cả các khe RAM thì chỉ cần cắm RAM thật chặt vào các khe. Còn nếu không lắp kín thì hãy xem sổ tay hướng dẫn để biết cấu hình chính xác cũng như những khe RAM cần lắp.
Gắn nguồn điện
Hãy quan sát và tìm hướng định đặt PSU. Hướng lý tưởng chính là đặt PSU quạt hướng ra ngoài thùng máy. Nếu thùng máy có lỗ thông khí ở dưới đáy thì nên treo PSU theo hướng ngược lại để có thể thông khí khi máy tính tắt.
Gắn PSU vào thùng máy bằng bốn vít đi kèm. Nếu bạn dùng nguồn điện không mô đun hoặc bán mô đun thì giờ là lúc chạy cáp đi kèm trong thùng máy đến những vị trí cần điện.
Lắp ráp bo mạch chủ
Nếu bo mạch chủ có miếng chắn rời thì hãy gắn miếng chắn nà vào đúng vị trí sau thùng máy và đảm bảo đúng hướng.
Lắp ráp bo mạch chủ cho máy tính chơi game
Sau khi gắn xong thì bạn có thể lắp ráp bo mạch chủ, nên kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tất cả cáp đi đúng rồi gắn bo mạch chủ. Số lượng vít phụ thuộc vào bo mạch, những thường thì sẽ có 9 vít. Sau khi gắn xong thì nối nguồn điện với bo mạch chủ.
Lắp ráp GPU
Bạn phải tìm được khe PCIe* x16 trên bo mạch chủ. Nếu bo mạch chủ có hơn một khe PCIe* x16 thì nãy xem sổ tay hướng dẫn để biết khe nào cần ưu tiên. Hoặc nếu có thể gắn vào bất cứ khe nào thì hãy xác định khe sẽ dùng theo vị trí lắp những linh kiện khác để tạo khoảng thông thoáng cho GPU.
Bạn nên gắn cẩn thận GPU vào giá treo phía sau và khe cắm, sau đó đẩy vào khe Pcie*x16. Sau đó thanh Pcie* trên bo mạch chủ có thể di chuyển vào một vị trí cố định mà bạn cần gắn lại GPU. Sau khi bạn đã gắn xong thì bạn nên gắn chặt GPU với phần sau của thùng máy bằng một hai vít. Nếu GPU còn cần thêm cổng nối điện hãy kết nối cổng này với nguồn
Lắp ráp bộ lưu trữ
Mỗi thùng máy đều sẽ có những khác biệt nhỏ ở khoang ổ đĩa, những khoang ổ đĩa có một lẫy nhỏ nếu đó là những khoản không cần dụng cụ để lắp ráp hoặc khoang giống như những giá kim loại. Bộ lưu trữ thường sẽ có 2 kích thước: 2.5inch và 3.5 inch.
Bạn cần mở khóa hoặc lẫy để có thể kéo khay ra ngoài. Đặt ổ đĩa vào khay và gắn lại khay vào khoang và khi khay được đặt đúng chỗ thì sẽ có tiếng tách.
Nhưng nếu không có khoang thì sẽ có một giá kim loại có các khía mỏng hoặc lỗ bên trên. Để đặt được ổ đĩa vào trong khoang này thì bạn cần phải gắn ổ đĩa vào giữa giá kim loại và cạnh bên của thùng máy. Sau khi gắn xong ổ đĩa thì hãy nối chúng với bo mạch chủ bằng cáp SATA đi kèm với ổ đĩa hoặc bo mạch chủ vào nguồn điện.
Cài đặt hệ điều hành
Sau đó bạn nên chọn hệ điều hành mà bạn muốn cài cho máy tính và tải bộ cài đặt về ổ đĩa flash. Bạn cắm ổ đãi flash, màn hình, chuột và bàn phím rồi bật máy tính.
Màn hình đầu tiên mà bạn thấy sẽ nhắc bạn nhấn vào phím để thiết lập BIOS, bạn nhấn mở BIOS. Tìm trong BIOS thông tin về hệ thống máy tính của bạn và kiểm tra xem hệ thống đã nhận tất cả những linh kiện mà bạn lắp ráp chưa.
Sau đó vào BIOS để tìm trang Boot và thay đổi thứ tự khởi động để khởi động đĩa flash đầu tiên và tiếp theo là ổ đĩa bạn muốn cài hệ điều hành vào đó.
Khởi động lại máy tính về máy tính sẽ khởi động từ USB và bộ cài đặt sẽ được bật lên, bạn nên làm theo hướng dẫn cho đến khi hoàn tất cài đặt.
Trên đây là tất cả các bước để bạn có thể thiết kế và lắp ráp hoàn chỉnh một bộ máy tính, đây là một cách để bạn có thể tự mình hoàn chỉnh một bộ máy tính chơi game theo đúng nhu cầu của bản thân. Bạn đang chưa biết phải tìm kiếm những linh kiện, phụ kiện máy tính ở đâu thì hãy đến với
An Phát computer, ở đây chúng tôi có đa dạng những loại mẫu mã, kiểu dáng khác nhau chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của bạn và có thể tư vấn cho bạn cách lắp ráp một bộ máy tính hoàn hảo nhất.
>>> Chi tiết: Bỏ túi những cấu hình PC đồ họa chuyên nghiệp cho dân thiết kế