Máy Tính An Phát
16/08/2023

Laptop và máy tính bàn, loại nào dùng tốn điện hơn?

Trong thời đại 4.0 hiện nay, nhu cầu sử dụng máy tính, laptop là vấn đề thiết yếu. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều dòng máy tính với các chủng loại, mẫu mã đa dạng khác nhau trong đó nổi bật và thông dụng nhất chúng ta có thể kể đến là máy tính để bàn và Laptop.

Vậy giữa laptop và máy tính bàn, loại nào dùng tốn điện hơn là điều quan tâm của rất nhiều người khi có nhu cầu mua máy tính. Sau đây Máy tính An Phát sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.

Ưu,nhược điểm nổi bật của máy tính để bàn.

Ưu điểm:

Máy tính để bàn có màn hình lớn hơn laptop khá nhiều, bàn phím và chuột được thiết kế rời giúp cho việc đánh máy, thao tác nhanh và dễ dàng hơn.


Laptop và máy tính bàn, loại nào dùng tốn điện hơn?

Máy tính bàn với màn hình rộng.

Cấu hình và khả năng hoạt động của nó cao và khỏe hơn Laptop.

Bộ vi xử lý CPU có tốc độ cao, phần cứng của nó có khả năng xử lý đồ họa khá tốt.

Dung lượng lưu trữ ổ cứng cũng được đánh giá cao và tuổi thọ của các linh kiện rất bền, dễ sửa chữa khi gặp sự cố vì linh kiện hoàn toàn có sẵn.

Nhược điểm.

Máy tính để bàn có kích thước cồng kềnh nên khó di chuyển, mang theo khi làm việc, học tập, giải trí,...

Do sử dụng cắm trực tiếp vào nguồn điện nên đến những nơi không có nguồn điện không thể sử dụng được.

Ngoài ra, máy tính để bàn sử dụng rất tốn điện năng. Các sản phẩm máy tính để bàn có thêm nhiều linh kiện để có thể hoạt động được tốt hơn như: vi xử lý CPU, bàn phím chuột, tai nghe, màn hình… Vì thế mà các thiết bị đi kèm này sẽ làm tiêu tốn lượng điện năng tiêu thụ tương đối lớn.

Ưu, nhược điểm của dòng Laptop.

Ưu điểm.

Laptop có mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú với thiết kế mỏng, nhỏ gọn và nhẹ nên nó mang tính di động cao,nó thích hợp với những người dùng hay di chuyển nhiều.


Laptop và máy tính bàn, loại nào dùng tốn điện hơn?

Laptop với thiết kế mỏng, nhỏ gọn

Cấu hình của Laptop cũng khá mạnh mẽ, xử lý các trình nhanh, có thiết kế đồ họa đẹp mắt và nó có thể chạy được nhiều ứng dụng cùng một lúc.

Được thiết kế có pin nên mất điện nó vẫn có thể hoạt động trong một thời gian nhất định, có thể gắn thêm ổ cứng hoặc thay màn hình và nâng cấp Ram.

Nhược điểm của laptop:

Do đặc điểm thiết kế nhỏ, gọn nên có thể làm giảm đi tuổi thọ của laptop, nếu máy tính bị rơi,va đập mạnh thì các bộ phận bên trong máy tính sẽ dễ bị hư hỏng nặng.

Máy tính laptop được thiết kế kín, khó tháo rời, do đó khó khăn trong việc tháo ra vệ sinh và sửa chữa.
Laptop và máy tính bàn, dùng loại nào tốn điện hơn.

Khi mua máy tính ngoài việc quan tm đến giá cả, chất lượng,mẫu mã thì có một vấn đề được người dùng khá quan tâm đó là khr năng tiêu thụ điện. Như đã phân tích ở trên máy tính để bàn sử dụng hiệu năng cao và các bộ phận cấu thành lớn nên sử dụng tiêu tốn khá nhiều điện năng hơn so với Laptop.

Một số yếu tố khiến máy tính bàn tiêu tốn điện năng hơn Laptop.

Về thiết kế: Nhà sản xuất laptop bao giờ cũng phải tính toán làm sao cho Laptop tiêu thụ điện năng ít nhất có thể để đáp ứng được tính di động cao mà không cần sử dụng nguồn điện nhiều. Còn máy tính để bàn phải sử dụng nguồn điện cố định nên không cần tính toán kỹ trong việc tiêu tốn điện năng.

Laptop và máy tính bàn, loại nào dùng tốn điện hơn?

Máy tính để bàn khá tiêu tốn điện năng

Bên cạnh đó, các sản phẩm máy tính để bàn luôn được thiết kế với nhiều linh kiện như: vi xử lý CPU, màn hình, bàn phím chuột, tai nghe… để có thể hoạt động được tốt hơn. Mà những thiết bị, bộ phận này đều tiêu hao điện năng lớn do đó mà máy tính bàn luôn tiêu thụ điện năng cao.

Màn hình CRT bao giờ cũng tiêu tốn điện năng cao hơn LCD

Nguồn của máy tính để bàn cũng có công suất lớn hơn Laptop

Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn không biết nên mua Laptop, máy tính bàn ở đâu tốt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và mua sản phẩm với giá thành tốt nhất. Ngoài ra Máy tính An Phát còn các loại máy tính khác như:máy tính văn phòng, pc gaming,.. và một số phụ kiện của máy tính khác.

>>>Tin liên quan: Ưu điểm và nhược điểm của máy workstation

Các tin tức khác
Máy Tính An Phát