Với những bài viết trước của Máy tính An Phát chúng ta đã tìm hiểu về khái niêm của dòng máy workstation cùng với đó là sự khác biệt của dòng máy này với máy server. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem thành phần cấu tạo của một chiếc máy
workstation bao gồm những thành phần thiết bị gì trong đó nhé.
>>> Tham khảo thêm: 50 cấu hình
máy tính văn phòng cũ giá rẻ tại An Phát
1. Processor hay còn gọi là CPU
Hiện nay phần lớn ở các dòng máy tính workstation được trang bị chiếc CPU chuyên dụng mạnh mẽ như AMD Ryzen Threadripper hay Intel Xeon, không giống các CPU phổ biến ở những chiếc máy tính bàn như AMD ryzen, Intel Core 2 Duo,… Do đó những chiếc pc workstation luôn có khả năng xử lý tốc độ rất nhanh, đa nhiệm, bộ nhớ đêm lớn và những chiếc vi xử lý cũng được trang bị nhiều công nghệ tân tiến hơn hẳn so với máy tính thường.
Thành phần linh kiện máy tính workstation
2. Mainboard (Bo mạch chủ)
Máy workstation sở hữu một số tính năng giống với bo mạch chủ ở dòng máy tính destop, ngoài ra chúng còn sở hữu nhiều đặc tính và công dụng chuyên dụng khác như:
- Được trang bị những chiếc chipset với khả năng xử lý mạnh mẽ như C602, x58,…
- Trên cùng một bo mạch chủ bạn có thể lắp đặt 1 lúc 2 chiếc CPU ở pc workstation chính hãng.
- Được tích hợp nhiều các khe cắm, nhiều kênh RAM, dung lượng bộ nhớ được hỗ trợ cũng lớn hơn.
- Với tính năng RAID giúp bạn dễ dàng trong việc quản lý ổ cứng cũng như hỗ trợ backup mượt hơn rất nhiều.
- Tính ổn định cao, hiệu suất mạnh mẽ, hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Bo mạch chủ máy workstation
3. Memory (Bộ nhớ Ram)
Với tính năng ECC ở dòng máy trạm workstation khi máy bạn trong quá trình sử dụng gặp các lỗi phát sinh thì sẽ được hỗ trợ xử lý ngay lập tức, giúp máy bạn không bị gặp tình trạng treo và sử dụng liên tục được, đây cũng là một trong những điểm khác biệt nổi bật ở dòng máy workstation so với phần còn lại.
4. Graphics Card
Hiểu cách khác là card đồ họa và card màn hình VGA, những chiếc card VGA như là linh hồn của chiếc máy workstation vậy, đây là linh kiện máy tính không thể thiếu ở pc workstation, nói về sản xuất card đồ họa danh tiếng thì có 2 ông lớn phải kể đến đó là AMD và Nvidia.
Với việc máy workstation chuyên dành cho những công việc thiết kế đồ họa, mô phỏng, 3D,… nên các phần mềm đồ họa, ứng dụng yêu cầu khả năng đồ họa mạnh mẽ, vượt trội, chúng được chia thành 4 cấp gồm: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D.
5. Ổ cứng (HDD, SSD, …)
Với dòng máy tính workstation luôn yêu cầu tốc độ truy xuất dữ liệu phải thật nhanh cùng với đó là sự an toàn về việc lưu trữ dữ liệu. Những ổ cứng HDD phổ biến được tích hợp cho pc workstation như: Sata, SSD và SAS.
ADM ryzen threadripper workstation
6. Power Supply
Những bộ nguồn này ở máy workstation luôn là những loại nguồn cao cấp, đảm bảo hiệu suất cao, điện năng tiết kiệm tối đa, vận hành ổn định và đạt chuẩn về môi trường.
7. Monitor
Do máy workstation phổ biến cho dân thiết kế nên những chiếc màn hình thường rất to, khoảng 24 inch trở lên, màu sắc rõ ràng, chân thực, góc nhìn rộng để dễ bề quan sát, giúp bạn trải nghiệm và xử lý các công việc liên quan đến đồ họa thuận tiện nhất.
Hi vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua pc workstation giá rẻ, chính hãng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website:
maytinhanphat.vn hoặc hotline:
0971.851.111 - 0915.996.116 - 024.6662.2909 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất về từng loại sản phẩm nhé.
>>> Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của máy workstation