Để giúp cho máy tính của bạn hoạt động được thì không thể thiếu các thiết bị phần cứng máy tính. Đây là một khái niệm khá quen thuộc mà những ai đã sử dụng máy tính đều biết. Các yếu tố này làm cho hệ thống máy tính hoạt động trơn tru bên cạnh các phần mềm.
Vậy phần cứng máy tính là gì, phần cứng máy tính bao gồm những bộ phận gì? Dưới đây, Máy Tính An Phát sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cơ bản nhất, mời bạn cùng theo dõi bài viết này.
Mỗi chiếc máy tính mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều bao gồm hai phần là: phần cứng và phần mềm. Có thể bạn đã khá quen thuộc với các ứng dụng phần mềm máy tính như Unikey, Microsoft Office, trình duyệt Chrome, Cốc Cốc,… Nhưng lại ít lại tìm hiểu về phần cứng máy tính là gì? Các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính gồm những gì? Sau đây sẽ là các thông tin chi tiết.
Phần cứng máy tính là gì?
Phần cứng (Hardware) được hiểu đơn giản là những thiết bị bên trong và bên ngoài máy rính mà người dùng có thể nhìn thấy và cầm được. Phần cứng chính là các bộ phận cần thiết để cấu thành một chiếc máy tính, bao gồm:
Phần cứng máy tính
- Phần bên ngoài: Màn hình máy tính, bàn phím keyboard, chuột máy tính mouse, tai nghe headphone, máy in, máy chiếu, loa, USB,..
- Phần bên trong: bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, RAM, ROM, card màn hình card âm thanh, quạt tản nhiệt, Modem… cùng một số Drive như: Bluray, DVD, CD-ROM, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…
Phần cứng máy tính được sản xuất bởi các thương hiệu máy tính như là: Dell, Asus, Lenovo,…
Tìm hiểu về phần cứng máy tính
Trong phần cứng máy tính bao gồm những bộ phận chủ yếu như sau:
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Nhắc đến phần cứng máy tính chắc chắn không thể bỏ qua bộ xử lý trung tâm (CPU). Nó đóng vai trò xử lý các dữ liệu, tác vụ của máy tính, điều khiển thiết bị đầu ra, đầu vào. Tốc độ và hiệu suất của CPU là một trong những điểm quan trọng nhất giúp đánh giá một chiếc máy tính có hoạt động hiệu quả hay không?
CPU chính xác là một tấm vi mạch nhỏ chứa tấm wafer silicon bên trong bọc một con chip bằng gốm và được gắn liền vào bảng mạch. Tốc độ của CPU được đo bằng đơn vị Hz, giá trị này càng lớn thì CPU hoạt động càng mạnh hơn.
Phần cứng máy tính là một bộ phận quan trọng trong máy tính
RAM
Đây là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, hình thành không gian nhớ “tạm” cho máy tính hoạt động. RAM chỉ là vị trí tạm thời ghi nhớ những tác vụ để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Khi máy tính tắt đi thì bộ nhớ RAM cũng xóa hết các dữ liệu đã lưu trước đó.
Bộ nhớ RAM cũng gồm những tấm wafer silicon, bọc trong chip gốm và gắn cố định trên bảng mạch. Dung lượng của bộ nhớ RAM được do bằng GB. Trong một chiếc máy tính, RAM có dung lượng càng lớn thì máy tính càng có khả năng mở nhiều ứng dụng cùng lúc mà không bị chậm.
Ổ cứng
Đây là nơi để lưu trữ phần mềm, hệ điều hành, các dữ liệu mà bạn lưu sẽ không bị mất đi khi bạn tắt máy hay cài đặt lại phần mềm. Dung lượng lưu trữ của ổ cứng cũng được tính bằng đơn vị GB, một ổ cứng thông thường có thể chứa đến 500 GB.
Ngoài ra, hiện nay còn có thêm một loại ổ cứng rắn là SSD, hỗ trợ cho tốc độ đọc, ghi nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn. Và để có được những ưu điểm vượt trội này thì giá thành của ổ cứng SSD cũng đắt đỏ hơn.
Màn hình
Màn hình hiển thị có thể được gắn liền với chiếc máy tính của bạn hoặc có thể là một màn hình riêng biệt với dây nguồn riêng. Một số loại màn hình còn được trang bị tính năng cảm ứng rất tiện lợi. Chất lượng của màn hình được đánh giá qua độ phân giải. Thông số này càng cao thì chất lượng hình ảnh hiển thị càng tốt hơn, chân thực hơn.
Tìm hiểu về phần cứng máy tính để bạn sử dụng hiệu quả hơn
Ổ đĩa quang
Tất cả các máy tính từ máy tính xách tay cho đến máy tính để bàn đều đi kèm với một ổ đĩa quang. Đây là vị trí để đọc, ghi đĩa CD, DVD, và Blu-ray. Tuy nhiên trong sự phát triển của công nghệ, khi mà các dữ liệu, phim ảnh có thể lưu trữ trên internet thì ổ đĩa quang cũng sử dụng hạn chế hơn.
Card mạng
Card mạng được sử dụng trong việc kết nối internet. Đa số các máy tính hiện đại đều được tích hợp một card mạng LAN không dây hoặc có dây. Điều này giúp bạn có thể kết nối dễ dàng với bộ định tuyến internet.
Nếu sử dụng card không dây, máy tính sẽ được kết nối đến bộ định tuyến thông qua wifi. Nếu sử dụng card có dây, bạn kết nối cáp mạng từ máy tính đến bộ định tuyến.
Thiết bị đầu vào
Thiết bị đầu vào của máy tính là việc tập hợp các yếu tố để đưa vào hệ thống xử lý. Dữ liệu thông tin đầu vào gồm 2 loại: Tự nhiên và có cấu trúc
Trên đây, Máy Tính An Phát đã chia sẻ đến bạn các thông tin về phần cứng máy tính là gì và tìm hiểu về phần cứng máy tính. Khi nắm được các thông tin này sẽ rất hữu ích cho các bạn trong quá trình sử dụng và học tập sau này.