Bên cạnh TPM 2.0 thì Windows 11 cũng sẽ còn yêu cầu các điều khác nữa về CPU. Cụ thể thì Windows 11 sẽ cần
máy tính văn phòng của bạn có CPU Intel thế hệ thứ 8 trở lên hay là AMD Ryzen 2000 trở lên. Microsoft cũng không giải thích lý do nên nhiều người dùng cũng đang rất hoang mang. Vì thế nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được lý do tại sao CPU của bạn không được Windows 11 hỗ trợ.
Windows 11 hỗ trợ cho các CPU máy tính nào?
Windows 11 hỗ trợ cho các CPU máy tính nào?
Ban đầu thì Microsoft đưa ra những thông tin không thống nhất về yêu cầu của CPU máy tính chạy được Windows 11. Nhưng sau đó thì mọi thứ cũng đã được liệt kê rõ ràng hơn.
Theo Microsoft thì Windows 11 sẽ chỉ đảm bảo hỗ trợ cho những CPU sau:
- CPU Intel thế hệ thứ 8 hay mới hơn
- CPU AMD Ryzen 2000 hay mới hơn
Các thông tin trên cũng đã được liệt kê trên trang web chính thức của Windows 11. Bên cạnh đó thì bản Windows 11 ARM cũng chỉ hỗ trợ cho một số SoC Qualcomm Snapdragon nhất định.
Intel đã ra mắt CPU thế hệ thứ 8 vào 2017 và AMD ra mắt CPU Ryzen vào 2018. Điều này cũng đã cho thấy Windows 11 chỉ hỗ trợ cho những CPU mới ra mắt mấy năm qua. Đây cũng là một sự thay đổi lớn bởi vì
máy tính bàn cũ Windows 10 có thể hỗ trợ được đa số những CPU máy tính đang chạy Windows 7.
Điều gì sẽ xảy ra với CPU Intel thế hệ 7 và CPU AMD cũ hơn?
Điều gì sẽ xảy ra với CPU Intel thế hệ 7 và CPU AMD cũ hơn?
Ban đầu thì những tài liệu về khả năng tương thích của Microsoft sẽ cho biết một số CPU cũ hơn, gồm CPU Intel thế hệ 7 sẽ được hỗ trợ một phần. Cụ thể thì Microsoft đã cho biết người sử dụng CPU cũ đã được phép nâng cấp nhưng quá trình nâng cấp cũng sẽ cảnh báo rằng CPU sẽ không được hỗ trợ đúng cách và khuyên người dùng là không nên nâng cấp.
Nhưng Microsoft cũng đã nhanh chóng chỉnh sửa nội dung trên. Thay vào đó thì họ đã đăng một bài viết trên blog để giải thích những yêu cầu cấu hình tối thiểu của Windows 11.
Microsoft cho biết rằng họ thử nghiệm khả năng tương thích của CPU Intel thế hệ 7 và CPU AMD Zen 1 với Windows 11 qua chương trình Insider Preview. Kết quả thử nghiệm cũng sẽ được Microsoft cập nhật một cách chi tiết.
Nhìn chung thì các thông tin về khả năng Windows 11 hỗ trợ cho những CPU cũ vẫn khá mơ hồ. Microsoft vẫn không đưa ra bất ỳ một tuyên bố chính thức nào về vấn đề này ngoài bài viết blog với các thông tin không nhất quán.
>>> Xem thêm: Dịch vụ mua bán laptop cũ hỏng tại Hà Nội
Tại sao Windows 11 lại chỉ hỗ trợ cho những CPU máy tính mới?
Tại sao Windows 11 lại chỉ hỗ trợ cho những CPU máy tính mới?
Tất cả những gì mà Microsoft đang muốn người dùng nghĩ tới đó chính là vấn đề bảo mật. Giống như yêu cầu là phải có TPM 2.0, Microsoft cũng sẽ yêu cầu một CPU mới để có thể đảm bảo cho người dùng có được quyền truy cập vào những tính năng bảo mật mới nhất. Chúng sẽ bao gồm các tính năng bảo mật dựa trên việc ảo hóa và tính toàn vẹn của code đã được bảo vệ bằng cách là siêu giám sát được bật mặc định trên các máy tính Windows 11.
Nhờ TPM 2.0 thì những máy tính chạy Windows 11 đều sẽ có được những tính năng Devices Encrytion để có thể lưu trữ các tệp ở dạng mã hóa. Máy tính Windows 11 cũng có tính năng Secure Boot để bảo vệ cho quá trình khởi động khỏi các phần mềm độc hại.
Bảo mật chính là nguyên tắc đầu tiên sẽ khiến cho Microsoft thắt chặt được các yêu cầu về CPU. Độ tin cậy cũng chính là nguyên tắc thứ hai. Microsoft sẽ cho biết những CPU mới với mô hình Windows Driver hiện đại sẽ giúp đạt được các trải nghiệm 99.8% không gặp lỗi.
Nguyên tắc thứ ba chính là CPU cần phải tương thích với những ứng dụng mà bạn dùng. Microsoft đã không nhắc gì về lỗ hổng Spectre nhưng đây cũng có thể là nguyên nhân chính.
Lý do Windows 11 chỉ hỗ trợ cho những CPU mới
Lý do Windows 11 chỉ hỗ trợ cho những CPU mới
Đầu năm 2018 thì những chuyên gia bảo mật đã phát hiện ra những CPU hiện đại có các lỗi thiết kế nghiêm trọng và dẫn đến các cuộc tấn công side-channel. Người ta cũng đã đặt tên cho những lỗ hổng ấy là Spectre và Meltdown.
Microsoft cũng đã tung ra những ván vá cho Windows. Những bản vá này cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề bảo mật trong CPU nhưng sẽ làm chậm tốc độ của CPU.
Không chỉ có Spectre thì những cuộc tấn công ZombieLoad với các phương thức tương tự cũng đã được phát hiện ra vào năm 2019. Sau khi ZombieLoad được công bố năm 2019, những chuyên gia đã kết luận rằng chỉ có những CPU mới thì mới có thể khắc phục được ZombieLoad, Spectre và những cuộc tấn công tương tự. Để vá được các lỗ hổng bảo mật này thì Intel (và những hãng sản xuất CPU khác) sẽ phải tái cấu trúc lại thiết kế CPU của họ. Intel cho biết Spectre và Meltdown đã giải quyết bằng các thay đổi ở phần cứng từ CPU Intel thế hệ 8 trở đi.
Về cơ bản thì Microsoft cũng sẽ không muốn bạn biết rằng máy tính đang sử dụng CPU cũ, chạy Windows 10 đang không được đảm bảo về an toàn ở các cấp độ phần cứng so với những thiết bị mới. Điều này cũng sẽ không tốt cho việc kinh doanh của họ. Thay vào đó thì Microsoft muốn âm thầm giúp mọi người chuyển sang sử dụng những thiết bị mới bằng cách chỉ cho Windows 11 hỗ trợ những CPU mới. Windows 10 vẫn sẽ được hỗ trợ cho đến năm 2025.
Bạn cũng sẽ không cần lo lắng nếu đang sử dụng máy tính với CPU cũ bởi vì Windows 10 vẫn hỗ trợ với những bản cập nhật bảo mật cho đến ngày 14/10/2025.
Trên đây là những lý do tại sao mà Windows 11 lại không hỗ trợ cho CPU máy tính của bạn. Qua đó thì chắc bạn cũng đã hiểu được lý do và hy vọng rằng máy tính của bạn đã có đầy đủ các điều kiện để nâng cấp lên Windows 11.
>>> Bài viết liên quan: 5 mẹo sửa lỗi màn hình máy tính không tắt sau khi đã cài thời gian