Bạn là người không nắm rõ về công nghệ hoặc chưa có kinh nghiệm
mua máy tính để bàn cũ. Vậy một công cụ hữu hiệu các bạn cần chuẩn bị cho công việc này là một đĩa CD khởi động Hirent Boot hoặc 1 ổng USB có sẵn chương trình Boot. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị 1 đĩa CD vì đĩa này rất dễ dàng tìm thấy ở cửa hàng bán các loại phần mềm vi tính.
Linh tham khảo: Lý do nhiều người chọn mua máy tính pc cũ, tại sao không?
Không nên kiểm tra máy tính quá đơn giản bằng cảm tính
Đa số các khách hàng khi chọn mua
máy tính để bàn cũ thường chỉ kiểm tra một số bước đơn giản: bật máy tính lên xem máy khởi động nhanh hay chậm, xem sơ qua thông tin cấu hình máy trong Windows, chạy thử một vài chương trình ứng dụng...Nếu chỉ kiểm tra qua các bước đơn giản trên thì các lỗi tiềm ẩn từ phần cứng như bộ nhớ (RAM), bo mạch chính (mainboard), ổ cứng (HDD), màn hình... các bạn khó có thể thấy được chỉ qua vài bước kiểm tra thông thường này.
Kiểm tra trực tiếp linh kiện trên mainboard (bo mạch chủ)
Theo kinh nghiệm của nhiều thợ sửa chữa máy tính lâu năm, đặc biệt là thợ chuyên sửa mạch mainboard và ổ cứng cho biết. Có rất nhiều mẹo để các bạn kiểm tra lỗi của những bộ phận này. Trước tiên, người mua hãy xem kỹ trên bo mạch chính có tụ nào bị phồng lên hay không. Nếu trong thùng máy không thể xem được vì lý do nào đó, bạn cũng có thể làm theo cách này: tắt máy, khởi động máy vài lần, nếu trong quá trình này máy vẫn hoạt động bình thường thì 80% mainboard này tốt.
Đối với
ổ cứng máy tính để bàn cũ, chúng ta không nên kiểm tra đơn giản dung lượng ở Windows Explorer vì người bán thường có các mẹo nhỏ để "hợp thức hóa" những máy có ổ cứng bị lỗi như: cắt bỏ phân vùng bị lỗi hoặc không cài hệ điều hành vào phân vùng bị lỗi để tốc độ máy vẫn bình thường.
Cách đơn giản nhất để các bạn kiểm tra thử ổ cứng có bị cắt hay không là vào phần Computer Management (Click chuột phải Mycomputer chọn Mangage -> Storage - Disk Managerment). Nếu ổ cứng đã có phân vùng bị cắt bạn sẽ thấy tương tự hình sau:
Phân vùng bị cắt bỏ (màu đỏ) có chữ unallocated. Ảnh chụp màn hình.
Để kiểm tra kỹ càng hơn, bạn hãy dùng cách sau để tìm lỗi trên toàn bộ ổ cứng
Khởi động máy bằng đĩa khởi động Hirent Boot: chọn công cụ Hard Disk Tool -> Victoria. Gõ phím "P" chọn Primary, sau đó nhấn phím F4 để chương trình có thể kiểm tra các phân vùng từ đầu đến cuối. Nếu có lỗi màn hình sẽ hiện ra những điểm đỏ hoặc đánh dấu X, vùng có tốc độ đọc chậm sẽ thấy có ô màu vàng, xanh. Bạn nhìn xuống góc phải bên dưới sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa (nếu tốc độ 20.000 Kb/s trở lên thì ổ cứng có thể dùng được).
Kiểm tra lỗi ổ cứng bằng Victoria. Ổ cứng này bị lỗi nhiều nên tốc độ rất chậm: 3.895 Kb/s
Theo chủ một cửa hàng máy tính có hơn 10 năm trong nghề
bán máy tính cũ, cũng tiết lộ một số cách để kiểm tra RAM, CPU và
màn hình máy tính để bàn cũ. Theo đó, bạn nên ép máy chạy thật nhiều các chương trình ứng dụng cùng một lúc để máy sử dụng tối đa bộ nhớ đang có. Thao tác này có thể kiểm tra được bộ nhớ Ram có bị lỗi bất kỳ ô nhớ nào hay không. Thông thường, khi làm kiểm tra bằng thao tác này nếu RAM bị lỗi máy sẽ hiện ra màn hình xanh như sau.
Màn hình thông báo lỗi ram. Ảnh chụp màn hình.
Hoặc các bạn cũng có thể dùng một số chương trình kiểm tra RAM khác như Doc Memory 2.2b hoặc Gold Memory 5.07 có ngay trong đĩa Hirent Boot, chạy thử khoảng 20% dung lượng của RAM vì RAM thường bị lỗi ở những ô nhớ đầu.
CPU thường rất ít bị lỗi, nếu đã khởi động được vào Windows là tốt. Vấn đề các bạn cần kiểm tra ở đây là tốc độ thực của nó. Kiểm tra tốc độ CPU, thường bạn kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác vì thông tin này có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows. Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm tra CPU có tên CPU-Z để có được thông tin chuẩn xác nhất.
Màn hình máy tính sau một thời gian sử dụng thường hay bị mờ, độ sáng không chuẩn và không ổn định, hay chớp tắt hoặc bị thu nhỏ. Khi vừa bật màn hình lên hình ảnh gom lại thành một điểm nhỏ giữa sau đó mới từ từ bung ra full màn hình. Tuy hình ảnh có rõ nét nhưng đây là dấu hiệu màn hình đã gần hết tuổi thọ, chỉ có thể sử dụng được một đến hai tháng.
Bạn đã từng biết qua mùi của chất phốt pho chưa? nếu đã biết thì có thể ngửi thử xem màn hình có mùi đó không. Nếu có mùi đó thì cũng đã tới tuổi cho màn hình ra "ve chai".
Cũng có thể dùng tools hỗ trợ chương trình Mornitor Test để kiểm tra màn hình ở các chế độ màu khác nhau để thấy được lỗi vết sọc, nhòe màu (nếu có). Đối với màn hình CRT (loại màn hình dùng bóng đèn hình) là màu trắng, đen, xanh dương, còn màn hình LCD là loại sử dụng 4 màu xanh dương, xanh lục, trắng, đen.
Bạn nên bật màn hình và để khoảng 10 phút trở lên xem có hiện tượng bị mờ, chớp hoặc tối hay không, có độ sáng ổn định, chữ đọc rõ ràng không bị nhòe.
Trên đây là
những lưu ý khi mua máy tính để bàn cũ. Sau khi đã kiểm tra qua các bộ phận cơ bản như trên, bạn nên để máy chạy liên tục trong 24 giờ sẽ dễ dàng thấy lỗi hơn nếu các bước đầu tiên chưa phát hiện được ra lỗi của máy.
Tham khảo thêm tại đây: Cách chọn máy tính để bàn cũ từ cửa hàng mua bán máy tính cũ