Bạn vừa nâng cấp hay cài hệ điều hành Windows 10 và cố gắng khởi động
máy tính văn phòng nhưng Windows 10 không boot. Nếu như bạn gặp tình huống này thì cũng không nên hoảng loạn và có thể thử những giải pháp mà chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây xem có thể cải thiện được tình hình không.
1. Xác nhận máy tính đã hoàn tất quá trình POST
Có rất nhiều trường hợp mà máy tính Windows 10 không boot được,
máy tính để bàn của bạn có thể sẽ không thể kiểm soát được hệ điều hành. Nếu như bạn khởi động máy tính và thanh POST đã đầy và sau đó biến mất thì nó cũng đã hoàn thành được quá trình POST rất thành công.
2. Ngắt những kết nối của thiết bị bên ngoài
Ngắt những kết nối của thiết bị bên ngoài
Đôi khi thì phần cứng cũng có thể sẽ cản trở quá trình boot của Windows. Trong trường hợp này thì tốt nhất là bạn hãy rút phích cắm của các thiết bị đã kết nối với máy tính như máy in, USB, đầu đọc thẻ nhớ. Chỉ nên giữ lại chuột, màn hình và bàn phím.
Sau khi đã thực hiện được việc này thì bạn cần rút máy tính khỏi ổ cắm trên tường, tháo pin laptop và bấm giữ nút nguồn 10-15 giây, sau đó thì bạn cần cắm và khởi động lại máy tính.
3. Kiểm tra thông báo lỗi mà bạn đã nhận được
Kiểm tra thông báo lỗi mà bạn đã nhận được
Bạn cũng có thể kiểm tra trực tuyến trên mạng về mã thông báo lỗi nhận được khi máy tính 10 không boot được. Các thông báo như vậy sẽ bao gồm cả lỗi màn hình đen hay màn hình xanh và cách để xử lý chúng.
“Windows Failed to Start” 0xc00000f
Đây là mã lỗi thường gặp nhất mà liên quan đến Windows 10 không khởi động chính là “Windows Failed to Start” 0xc00000f. Cách để khắc phục lỗi này chính là sửa chữa BCD. Bạn cần làm như sau:
Sau khi bạn đã có phương tiện để khôi phục thì cần lắp nó vào và sau đó thì khởi động lại máy tính. Máy tính sẽ boot vào phương tiện để khôi phục. Bạn bấm Next trên màn hình Windows Setup và bấm vào “Repair your computer”.
Troubleshoot > Command Prompt, sau đó bạn cần nhập những lệnh sau:
- bootrec /FixMbr
- bootrec /FixBoot
- bootrec /ScanOs
- bootrec /RebuildBcd
Sau lệnh cuối cùng thì bạn nhập exit trong Command Prompt, bấm Enter và khởi động lại máy tính lần nữa.
4. Kiểm tra lại kết nối của bo mạch chủ
Kiểm tra lại kết nối của bo mạch chủ
Nếu như bạn nhận được màn hình trống khi Windows khởi động, thì bạn nên xem bên trong để có thể đảm bảo tất cả những phần cứng đều đã được lắp đúng như bình thường. Dưới đây là những linh kiện mà bạn nên xem xét:
- Ram: Bạn cần mở khoang chứa ra và lấy Ram để đảm bảo xem nó có được kết nối chắc chắn chưa.
- Ổ cứng: Bạn cần bấm và cáp SATA xem chắc chắn rằng nó đã được kết nối với PSU.
- Card PCI-E: Ít có khả năng này nhưng nó cũng vẫn có thể xảy ra GPU bị ngắt kết nối hay các thiết bị PCI-Express khác khiến Windows không khởi động. Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng các thiết bị đều đã được kết nối đúng cách.
5. Khởi động ở Safe Mode
Nếu như sự cố máy tính Windows 10 không khởi động vẫn xảy ra thì bạn cần kiểm tra nó có xảy ra khi mà máy tính đang ở chế độ Safe Mode không.
Nếu như Windows 10 không boot được xảy ra khi ở chế độ Safe Mode thì bạn cần xác định rằng cài đặt mặc định và các driver cơ bản không góp phần gây ra sự cố.
6. Reset lại PC
Bạn cần phải reset lại máy tính, bạn có thể chọn những file mà bạn muốn giữ lại hay xóa và cài lại Windows. Lưu ý rằng các file cá nhân sẽ bị xóa và được reset lại. Các ứng dụng mà bạn đã cài cũng sẽ bị xóa và chỉ những ứng dụng đã được cài sẵn đi kèm với máy tính mới được cài đặt lại.
7. Khôi phục hệ thống
Khôi phục hệ thống
Bạn cũng có thể sử dụng System Restore ở Safe Mode để tạo điểm khôi phục khi cài ứng dụng, driver hay các bản cập nhật Windows mới hay khi bạn đã tạo ra điểm khôi phục bằng cách thủ công.
Việc khôi phục cũng sẽ không ảnh hưởng đến file cá nhân. Nhưng nó cũng sẽ xóa những ứng dụng, driver và các bản cập nhật đã cài sau khi điểm khôi phục được tạo.
8. Boot vào Safe Mode with Networking
- Khởi động lại máy tính
- Khi màn hình đăng nhập hiển thị thì bạn bấm giữ phím SHIFT trong khi chọn Power > Restart.
- Sau khi máy tính đã khởi động lại đến màn hình Choose an option > chọn Troubleshoot.
- Chọn Advanced options > Startup Settings > Restart
- Khi khởi động lại thì bạn sẽ thấy danh sách những tùy chọn. Chọn 5/F5 cho Safe Mode with Networking.
Safe Mode with Networking sẽ khởi động Windows trong chế độ Safe Mode, gồm những driver mạng và service mà bạn cần để có thể truy cập Internet hay những máy tính khác ở trong cùng mạng.
Sau khi đã ở trong chế độ Safe Mode thì bạn cũng có thể thực hiện được những thao tác sau để có thể thử giải quyết vấn đề:
- Chạy System File Checker (SFC)
- Chạy DISM
9. Thực hiện Clean boot
Thực hiện Clean boot
Bạn cũng có thể thực hiện Clean boot để loại bỏ các xung đột về phần mềm gây ra sự cố. Thực hiện Clean boot cũng sẽ giúp máy tính giảm xung đột liên quan đến các phần mềm và có thể giải thích được nguyên nhân của lỗi boot Windows 10 thất bại. Các xung đột này cũng có thể do những ứng dụng và service khởi động và chạy nền khi nào mà bạn khởi động Windows bình thường.
Trên đây là những mẹo để xử lý lỗi máy tính không khởi động được, bạn cần tìm hiểu hết các cách và xử lý từng chút một. Hy vọng rằng với những thông tin đã chia sẻ thì bạn cũng đã có thể giải quyết được vấn đề này một cách nhanh chóng nhất.
>>> Bài viết liên quan: Có nên chọn máy tính văn phòng tích hợp CPU AMD không?