Công nghệ càng ngày càng phát triển thì một chiếc laptop cũng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ một lúc là chuyện hết sức có thể. Vậy laptop chơi game thì còn có thể làm được việc gì khác nữa không? Bạn có nên sử dụng
máy vi tính chơi game để làm đồ họa không? Hãy cùng với máy tính An Phát tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Phân loại về nhu cầu thiết kế đồ họa
Để xem máy tính có đáp ứng được nhu cầu đồ họa không thì bạn cần tìm hiểu rõ về công việc này để từ đó có thể cân nhắc là có nên sử dụng laptop chơi game làm đồ họa không. Hãy cùng theo dõi với
An Phát trong bài viết dưới đây nhé:
Thiết kế đồ họa 2D
Thiết kế đồ họa 2D
Bạn hiểu như thế nào là thiết kế đồ họa 2D? Đó là chỉnh sửa hình ảnh ra báo, tạp chí, hình ảnh quảng cáo hay các video đơn giản. Có thể kể ra một số phần mềm thiết kế đồ họa 2D gồm: Illustrator, Photoshop, Indesign, Corel,…
Công việc này cũng không quá phức tạp mà các bạn sinh viên hay người mới học vẫn có thể làm được. Một máy tính có cấu hình bình thường là đã có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc này.
Thiết kế đồ họa 3D
Thiết kế đồ họa 3D
Thiết kế 3D là sẽ có các công việc phức tạp hơn 2D ví dụ như: thiết kế mô hình nhà ở, kiến trúc, thiết kế công nghiệp, công trình xây dựng, …
Để làm được những việc này thì cũng cần có những phần mềm chuyên dụng như: Photoshop, 3D Max, Maya, Cinema 4d, Unity, Blender, …
Để tải được những phần mềm này thì máy tính cần phải có cấu hình mạnh, CPU đủ lớn và dung lượng Ram tương xứng.
Thiết kế đồ họa 4D
Thiết kế đồ họa 4D
Thiết kế đồ họa 4D đòi hỏi những sự phức tạp và phần mềm đồ họa nặng như Sony Vegas, After Effect, Audition, Premiere,… dùng để dựng phim, tạo kỹ xảo trong điện ảnh.
Những ứng dụng này cũng yêu cầu bộ xử lý máy tính phải xử lý liên tục trong nhiều thời gian, vì thế để chạy tốt những phần mềm này thì máy tính cần được trang bị GPU, CPU riêng cho laptop đồ họa.
Có nên sử dụng laptop chơi game làm đồ họa không?
Có nên sử dụng laptop chơi game làm đồ họa không?
Laptop chơi game với phân khúc tầm trung thì có thể đảm nhiệm được phần mềm 2D, 3D. Còn với công việc đồ họa chuyên dụng và cao cấp hơn với những phần mềm 4D thì bạn cần chọn laptop đồ họa chuẩn để có được hiệu suất công việc cao hơn.
Như vậy thì cũng có thể dùng laptop gaming làm đồ họa nhưng cấu hình thì bạn phải chọn cho phù hợp. Nhưng tốt nhất thì bạn vẫn nên chọn đúng laptop để phục vụ chuyên sâu cho 1 chức năng thì tốt hơn.
Chọn laptop chơi game làm đồ họa
Bạn muốn một laptop vừa có thể chơi game vừa có thể làm đồ họa, tích hợp cả công việc và giải trí nhưng bạn không biết phải chọn theo tiêu chí nào.
CPU
Để chọn laptop chơi game và làm đồ họa thì bạn phải chọn chip mạnh để tải được phần mềm nặng. Thêm vào đó thì bạn cần chọn CPU đa luồng, ít nhất 2 nhân, cùng bộ nhớ đệm cao. Dung lượng bộ nhớ đệm càng cao thì sẽ giúp hệ thống xử lý những thao tác thiết kế nhanh hơn, nhất là 3D.
Card đồ họa rời
Card đồ họa rời
Nếu laptop chỉ chơi game và làm công việc đơn giản khác thì card màn hình Onboard vẫn đáp ứng được tốt nhu cầu. Nhưng laptop dùng cho đồ họa và chơi game thì nên sắm card màn hình rời. Khi có card màn hình rời sẽ giúp cho những tác vụ xử lý hình ảnh dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nhưng chọn card màn hình rời thế nào thì tốt? Bạn nên chọn card 128 bit, có Ram từ GDDR3 trở lên. Với những game nặng và phần mềm đồ họa phổ biến hiện nay đều chạy tốt trên GTX 1050, GTX 1050 Ti hay mới nhất là GTX 1650.
Màn hình sắc nét
Dù chơi game hay làm đồ họa thì đều cần màn hình có độ sắc nét và hình ảnh chân thực. Chất lượng màn hình không chỉ giúp game thủ có trải nghiệm tốt nhất, mà còn giúp người dùng thiết kế phản ánh chính xác chất lượng màu sắc sản phẩm đồ họa của mình.
Ram 8Gb và ổ cứng SSD
Ram 8Gb và ổ cứng SSD
Để một laptop vừa chơi game vừa dùng để thiết kế đồ họa thì Ram phải đủ lớn và thường dung lượng 8Gb, sử dụng cùng với ổ cứng SSD là hợp lý. Với Ram như thế bạn có thể sử dụng phần mềm photoshop và chơi game mà máy chạy vẫn mượt mà.
Tính năng tản nhiệt của máy
Tính năng tản nhiệt của máy
Laptop dùng để thiết kế đồ họa và chơi game thì đều phải chạy những phần mềm nặng với cường độ cao nên việc máy bị nóng là điều rất khó tránh. Cần phải có biện pháp nào đó để có thể cải thiện được tình hình này.
Và đây cũng là lưu ý cho những người mua máy cần trang bị thêm quạt tản nhiệt hay sắm thêm quạt tản nhiệt bên ngoài.
Như vậy qua những phần chia sẻ trên đây của máy tính An Phát thì bạn đã có câu trả lời cho việc có nên sử dụng laptop chơi game làm đồ họa không rồi đấy. Và nếu bạn muốn kết hợp cả 2 thì cũng nên chọn loại laptop cho thiết kế đồ họa và chơi game với những tiêu chí đã nói đến ở trên. Hy vọng là các bạn đã có thể chọn được một loại laptop để phục vụ cho nhu cầu của mình với giá thành rẻ và chất lượng nhất.
>>> Bài viết liên quan: Bỏ túi những cách kiểm tra hiệu quả nhất khi mua máy tính cũ